Thiếu khoáng chất do chủ quan khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh này

Thiếu khoáng chất do chủ quan khiến bạn tăng nguy cơ mắc các bệnh này
Khi cơ thể không có đủ khoáng chất sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, vậy nên cần có chế độ ăn uống, tiêu thụ khoáng chất hợp lý, tránh để cơ thể thiếu khoáng chất.

Mỗi một cá nhân sẽ có nhu cầu khác nhau về hàm lượng khoáng chất trong cơ thể, tùy thuộc và tình hình sức khỏe của mỗi người. Khoáng chất hầu như có trong các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày, vậy nên thiếu khoáng chất ít khi xảy ra.

Nếu như để xảy ra thiếu hụt, cơ thể sẽ không thể phát triển bình thường, ảnh hưởng rất lớn để sức khỏe của mỗi chúng ta.

1. Những nguy hiểm khi cơ thể thiếu khoáng chất thiết yếu của cơ thể

1.1. Thiếu canxi

Canxi cần thiết cho xương và răng chắc khỏe. Nó cũng hỗ trợ trong việc thực hiện các chức năng của các mạch máu, cơ bắp, dây thần kinh và hormone trong cơ thể.

Thiếu canxi thường xuất hiện cơ thể bạn đang phải điều trị phẫu thuật, sử dụng thuốc kháng sinh hay thuốc lợi tiểu, không cung cấp đủ dinh dưỡng trong bữa ăn. Các triệu chứng thiếu hụt canxi bao gồm:

 - Chuột rút

- Tê và ngứa ran tay chân

- Mệt mỏi chán ăn

- Nhịp tim không đều

Thiếu canxi nghiêm trọng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến xương như loãng xương, thiếu xương hay còi xương ở trẻ em.

1.2. Thiếu sắt

Hơn một nửa lượng sắt trong cơ thể bạn có trong các tế bào hồng cầu. Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin, một loại protein mang oxy đến các mô của cơ thể. Sắt cũng là một phần của các protein và enzyme khác giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Tổ chức Y tế Thế giới ước tính trong một báo cáo năm 2008 rằng trong số những người bị thiếu máu, một nửa trong số họ có liên quan đến thiếu sắt. Thiếu khoáng chất này sẽ khiến cơ thể bạn mệt mỏi, không có sức sống, người kém phát triển. Trẻ em thiếu sắt sẽ có nhận thức kém và chậm hơn.

1.3. Thiếu magie

Cơ thể cần magie cho hàng trăm phản ứng hóa học khác nhau. Chúng bao gồm các phản ứng kiểm soát mức đường huyết và huyết áp. Chức năng thích hợp của cơ bắp và dây thần kinh, chức năng não, chuyển hóa năng lượng và sản xuất protein cũng được kiểm soát bởi magie.

Thiếu magie là không phổ biến ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số loại thuốc và tình trạng sức khỏe mãn tính như nghiện rượu có thể gây thiếu hụt magie. Dấu hiệu thiếu magie bao gồm: Mệt mỏi, cơ thể yếu đi, ăn không ngon, buồn nôn,...

Thiếu magie dẫn đến tình trạng nguy hiểm như: nhịp tim bất thường, chuột rút, ngứa ran, co giật,...

1.4. Thiếu kali

Kali là một khoáng chất có chức năng như một chất điện phân. Nó cần thiết cho sự co cơ, chức năng tim và truyền tín hiệu thần kinh. Kali cũng cần thiết với một số enzyme giúp cơ thể bạn biến carbohydrate thành năng lượng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu kali là cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất lỏng. Hoặc có thể là nôn mửa kéo dài, bệnh thận hoặc sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu.

Các triệu chứng thiếu kali bao gồm chuột rút và người luôn yếu. Các triệu chứng khác xuất hiện như táo bón, đầy hơi hoặc đau bụng.

Thiếu kali nghiêm trọng có thể gây tê liệt cơ bắp hoặc nhịp tim không đều dẫn đến tử vong.

1.5. Thiếu kẽm

Kẽm đóng nhiều vai trò trong quá trình trao đổi chất của cơ thể như tổng hợp protein, làm lành vết thương, tổng hợp DNA, chức năng trong hệ thống miễn dịch. Kẽm cũng quan trọng cho sự phát triển trong thời kỳ mang thai, trẻ em cũng như thanh thiếu niên.

Thiếu kẽm có thể gây mất cảm giác ngon miệng, mùi vị hoặc mùi. Giảm chức năng của hệ thống miễn dịch và tăng trưởng chậm là những triệu chứng khác.

2. Điều trị thiếu khoáng chất như thế nào?

Điều trị thiếu khoáng chất sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Các chuyên gia, bác sĩ sẽ khám và xem xét để đưa ra phương án thích hợp. Một số phương án điều trị như:

- Thay đổi chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến lượng khoáng chất trong cơ thể. Các bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như thịt, cá, các loại đậu, ngũ cốc,... khi cơ thể thiếu khoáng chất

- Trong một số trường hợp có thể cần bổ sung các vitamin bên cạnh bổ sung khoáng chất, chẳng hạn như vitamin D thường được bổ sung với canxi,...

- Điều trị khẩn cấp: Trong trường hợp thiếu khoáng chất nghiêm trọng, bạn sẽ được yêu cầu nằm viện để điều trị. Khi điều trị có thể gặp một số tác dụng phụ như: sốt, sưng tay hoặc chân, rối loạn nhịp tim,...

Khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, vậy nên nếu thiếu khoáng chất xảy ra sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hãy đảm bảo cơ thể bạn có đủ hàm lượng khoáng chất thiết yếu và luôn được khỏe mạnh.

Nguồn: https://www.healthline.com/health/mineral-deficiency#11


Tác giả: Lan Anh