Không ai muốn bị ra mồ hôi chân mùa hè, kể cả mồ hôi tay. Liệu đây có phải là một bệnh lý không? Cần làm gì để cải thiện tình trạng này?
- Ra mồ hôi mùa hè nhưng không có mùi hôi
Đây được coi là một tình trạng bình thường của sức khỏe khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao. Hoặc đi giày, tất bí bức không có không gian thoát khí dẫn tới ra mồ hôi. Ngoài ra, nếu bạn vận động nhiều thì ra mồ hôi cũng là một cách cơ thể giảm nhiệt.
Căng thẳng cũng có thể khiến cơ thể bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, và chân cũng không ngoại lệ. Nếu như tình trạng đổ mồ hôi xảy ra liên tục thì trong y học gọi là hội chứng tăng tiết mồ hôi (hyperhidrosis).
- Ra mồ hôi kèm theo mùi hôi
Các bác sĩ cho biết, bất kì ai cũng sẽ có tuyến mồ hôi ở chân. Nếu như bạn bị ra mồ hôi chân khi đi giày, dép, tất chân và không vệ sinh và hong khô giày thì vi khuẩn, vi sinh vật sẽ sinh sôi và bám vào da, xâm nhập vào lỗ chân lông và gây ra các mùi hôi khó chịu.
Bên cạnh đó, người bị nhiễm nấm chân cũng có thể gây ra mùi hôi chân khó chịu. Tùy vào từng loại nấm bị nhiễm mà sẽ có các biểu hiện khác nhau ở vùng da chân.
Mùi hôi chân cũng xảy ra ở những người không có thói quen vệ sinh chân đúng cách.
- Sử dụng giấy làm thơm vải đặt trong giày và để qua đêm
- Muối: Sau khi tháo giày ra có thể rắc một chút muối vào trong đôi giày để hấp thu độ ẩm cũng như khử mùi
- Sử dụng các loại tinh dầu
Một số loại tinh dầu có tác dụng khử mùi hiệu quả, có thể kể đến tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu tràm trà,... Lưu ý, cần chọn mua tinh dầu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng tránh gây hại cho sức khỏe.
- Trà xanh, trà đen túi lọc
Trong trà đen có chứa tamin là một trong những hợp chất có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn bị tích tụ lâu trong giày từ đó loại bỏ mùi hôi nhanh chóng. Lưu ý, chỉ sử dụng trà túi lọc khi nguội và đặt trong giày khoảng 30 phút.
Trong trà xanh có chứa hoạt chất phytochemical giúp ngăn chặn vi khuẩn gây mùi hôi ở chân phát triển và kiểm soát mùi hôi khó chịu.
- Phấn rôm
Không chỉ sử dụng rắc trong giày mà bạn có thể xoa phấn rôm lên lòng bàn chân trước khi đeo giày để giảm tình trạng tiết mồ hôi và gây mùi.
- Chọn các loại tất, giày có khả năng thoát khí tốt
Vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức, việc đeo giày thường xuyên khiến bàn chân rơi vào tình trạng "bí thở". Đây cũng là nguyên nhân khiến chân có mùi hôi khó chịu. Vì thế mà khi chọn giày hay tất đi mùa hè, hãy ưu tiên lựa chọn những thiết kế thoáng khí, làm từ chất liệu thân thiện với làn da chân có tuyến mồ hôi nhạy cảm.
- Sử dụng các chất khử mùi chuyên dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khử mùi hôi giày, mồ hôi chân hiệu quả. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, thành phần của các loại chất khử mùi này để lựa chọn cho phù hợp với tình trạng của bạn.
Không chỉ những người gặp tình trạng ra mồ hôi chân mùa hè mà ai cũng cần vệ sinh chân đúng cách, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới tuyến mồ hôi, nấm kẽ, nấm móng,... Cụ thể như sau:
- Rửa chân sạch sẽ trước và sau khi đeo giày.
- Cắt móng chân, tẩy da chết thường xuyên. Đặc biệt lưu ý tới các phần da có dấu hiệu sần, khô vì khi gặp điều kiện ẩm ướt chúng có thể trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây mùi.
- Giữ các khe (kẽ) ngón chân khô thoáng. Bạn có thể sử dụng bông nhúng vào cồn dùng trong phẫu thuật để xoa vào các kẽ ngón chân để thúc đẩy quá trình làm khô nhanh hơn, giảm hiện tượng tiết mồ hôi kẽ chân.
Cuối cùng, đừng bao giờ mang giày hay tất liên tục trong hai ngày liên tiếp bởi có thể giày hay tất của bạn chưa kịp khô hẳn mồ hôi và gây mùi vào ngày tiếp theo.
Tóm lại, việc ra mồ hôi chân mùa hè hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng các biện pháp đơn giản. Tuy nhiên nếu như tình trạng không được cải thiện, bạn cảm thấy bàn chân vẫn ra nhiều mồ hôi kèm mùi hôi khó chịu, đôi khi bóc tróc da, mẩn ngứa đỏ thì cần nhanh chóng tới gặp bác sĩ để có tư vấn thích hợp.