Theo dõi và quản lý cuộc sống sau khi bị bệnh ung thư tuyến giáp (phần 2)

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Theo dõi và quản lý cuộc sống sau khi bị bệnh ung thư tuyến giáp (phần 2)
Mắc bệnh ung thư tuyến giáp là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên, khi đã gặp phải, bệnh nhân cần phải biết theo dõi và quản lý cuộc sống của mình.

3. Hỏi bác sĩ cho một kế hoạch chăm sóc sức khỏe hiệu quả

Nói chuyện với bác sĩ về việc lên một kế hoạch chăm sóc sức khỏe hiệu quả đối với bệnh nhân bị bệnh ung thư tuyến giáp. Kế hoạch này có thể bao gồm:

- Một lịch trình đề xuất cho các lần kiểm tra và xét nghiệm tiếp theo.

- Danh sách các tác dụng phụ muộn hoặc dài hạn có thể đến từ việc điều trị, bao gồm những gì cần theo dõi và thời điểm khi nào bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế.

- Lên lịch trình cho các xét nghiệm khác mà bệnh nhân bị bệnh ung thư tuyến giáp có thể cần, chẳng hạn như xét nghiệm phát hiện sớm (sàng lọc) các loại ung thư khác hoặc xét nghiệm để tìm kiếm các ảnh hưởng lâu dài từ bệnh ung thư tuyến giáp hoặc từ các phương pháp điều trị.

- Những gợi ý về chế độ ăn uống và hoạt động thể chất có thể cải thiện sức khỏe của người bệnh ung thư tuyến giáp, bao gồm cả việc giảm nguy cơ ung thư quay trở lại

- Nhắc nhở để tái khám đúng thời gian đã được hẹn trước.

4. Giữ bảo hiểm y tế và bản sao hồ sơ y tế của người bệnh ung thư tuyến giáp

- Sau khi điều trị, việc rất quan trọng cần phải làm là giữ bảo hiểm y tế. Các xét nghiệm và thăm khám ở bệnh viện tốn kém rất nhiều.  Và mặc dù không ai mong muốn hay nghĩ rằng ung thư sẽ quay trở lại, tuy nhiên điều này hoàn toàn có thể xảy ra.

- Đôi khi sau khi điều trị ung thư, người bệnh ung thư tuyến giáp có thể gặp một bác sĩ mới, người không biết về lịch sử y tế của họ. Chính vì vậy, điều quan trọng là phải giữ các bản sao hồ sơ y tế để cung cấp cho bác sĩ mới các chi tiết về chẩn đoán và điều trị trước đây. Từ đó, bác sĩ có thể tìm hiểu thêm trong các bản sao của hồ sơ y tế quan trọng.

5. Bệnh nhân có thể giảm nguy cơ ung thư tiến triển hoặc quay trở lại không?

- Nếu bệnh nhân bị (hoặc đã bị) bệnh ung thư tuyến giáp, họ luôn muốn biết liệu có những điều nào họ có thể làm giúp làm giảm nguy cơ ung thư phát triển hoặc quay trở lại. Chẳng hạn như tập thể dục, ăn một chế độ ăn kiêng nhất định hoặc dinh dưỡng bổ sung. Tuy nhiên, chưa có các bằng chứng rõ ràng về việc này.

- Mắc dù vậy, áp dụng các hành vi lành mạnh như không hút thuốc, ăn uống tốt, hoạt động thể chất thường xuyên và giữ cân nặng khỏe mạnh là điều quan trọng. Những loại thay đổi này chắc chắn có thể có tác động tích cực đến sức khỏe của bệnh nhân để có thể giảm nguy cơ ung thư.

6. Bổ sung thực phẩm chức năng cho người bệnh ung thư tuyến giáp

Cho đến nay, không có thực phẩm chức năng bổ sung nào (bao gồm vitamin, khoáng chất và các sản phẩm thảo dược) được chứng minh là chắc chắn giúp giảm nguy cơ bệnh ung thư tuyến giáp tiến triển hoặc ngăn nó quay trở lại. 

Nếu muốn sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào, hãy nói chuyện với bác sĩ trước. Họ có thể giúp bệnh nhân quyết định những cái nào bạn có thể sử dụng một cách an toàn và tránh những thứ có thể gây hại.

7. Nhận hỗ trợ tình cảm từ những người xung quanh

Một số cảm giác tiêu cực như chán nản, lo lắng hoặc stress là bình thường khi bệnh ung thư tuyến giáp trở thành một phần của cuộc sống. Một số người bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác, nhưng mọi người đều có thể nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những người khác, cho dù đó là từ bạn bè và gia đình hay nhóm hỗ trợ, bác sĩ hoặc những người khác. 


Nguồn dịch: 

https://www.cancer.org/cancer/thyroid-cancer/after-treatment/follow-up.html

Tác giả: LPA