Theo dõi sau điều trị ung thư vòm họng như thế nào?

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Theo dõi sau điều trị ung thư vòm họng như thế nào?
Sau điều trị ung thư vòm họng, bệnh nhân không những phải giải quyết các vấn đề về tác dụng phụ còn xót lại sau các đợt điều trị bằng phẫu thuật hay hoá trị liệu mà còn phải lên kế hoạch theo dõi cũng như kiểm tra để đảm bảo cho sức khoẻ ổn định.

1. Mục đích của việc theo dõi sau điều trị ung thư vòm họng

Với hầu hết bệnh nhân bị ung thư vòm họng thì các phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị hay hoá trị có thể giảm hoặc phá huỷ tế bào ung thư. Vào giai đoạn cuối của đợt điều trị người bệnh có thể cảm thấy áp lực nhưng cũng háo hức - áp lực vì lo lắng rằng liệu tế bào ung thư quái ác có quay trở lại hay không còn háo hức và nhẹ nhõm khi đã kết thúc đợt điều trị với nhiều tác dụng phụ khiến cơ thể mệt mỏi.

Thực tế thì đây là vấn đề mà không chỉ bệnh nhân sau điều trị ung thư vòm họng gặp phải mà còn là vấn đề chung của nhiều bệnh nhân mắc ung thư khác. Đối với bệnh nhân ung thư vòm họng, có một vấn đề cần phải ghi nhớ đó là: Bạn có nguy cơ mắc một loại ung thư thứ hai bao gồm: ung thư lưỡi, ung thư mũi, xoang mũi, ung thư thực quản, ung thư xương và khớp (chủ yếu là ung thư xương hàm).

Vì thế mà việc theo dõi sau điều trị ung thư vòm họng cùng với những đượt tái khám định kỳ là rất quan trọng.

2. Theo dõi sau điều trị ung thư vòm họng diễn ra như thế nào?

Như những lần khám thông thường khác, việc tái khám cũng diễn ra với bác sĩ chủ trị của bạn. Bạn sẽ được hỏi những câu hỏi liên quan tới biểu hiện của sức khoẻ, cảm giác của vùng điều trị,... Tuỳ vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm những xét nghiệm hay kiểm tra sau:

- Nội soi mũi - họng

- Xét nghiệm máu

- Chụp X-quang

- Chụp MRI, CT...

- Siêu âm

- Kiểm tra tai, mũi , họng

Thường thì thời điểm làm kiểm tra sẽ là từ 3 tháng -  6 tháng sau khi bạn kết thúc điều trị ung thư vòm họng bằng xạ trị.

Nói chung là nếu sức khỏe của bạn sau điều trị vẫn diễn ra tốt đẹp thì bạn không cần phải tái khám nhiều, mà chỉ cần định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên chụp X-quang ngực mỗi năm để kiểm tra dấu hiệu bất thường phát sinh sau điều trị ung thư vòm họng có xảy ra hay không.

Xét nghiệm máu là cần thiết và cần phải thực hiện thường xuyên để theo dõi mức độ thay đổi hormone - hay nói các khác là mức độ ảnh hưởng sau điều trị ung thư vòm họng tới tuyến yên. Điều này nên được xem là cần thiết bởi tuyến yên nằm trong não của bạn - chúng giúp bạn kiểm soát rất nhiều chức năng của cơ thể bằng cách sản xuất các hormone tương ứng. Chính vì thế mà bạn cần theo dõi sát sao chúng.

3. Các cuộc hẹn với bác sĩ

Theo khuyến cáo thì bệnh nhân sau điều trị ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu nên tái khám 6 tuần/lần. Nếu sau đấy sức khoẻ của bạn ổn định và không còn gì bất thường thì tần suất các cuộc tái khám sẽ giảm xuống, có thể là sau giai đoạn 6 tuần/lần thì 1 năm sau sẽ là 2 - 3 tháng/lần; sau 3 năm thì có thể là 6 tháng/lần, cho đến ít nhất 5 năm.

Và sau 5 năm thì các cuộc hẹn có thể chuyển sang 1 năm/1 lần. Thế những điều này có thể thay đổi tuỳ thuộc vào sức khoẻ của bạn ở thời điểm đó.

4. Lưu ý sau điều trị ung thư vòm họng

Các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh cố gắng từ bỏ việc hút thuốc lá nếu như bạn vẫn tiếp tục hút thuốc sau điều trị ung thư vòm họng. Bỏ thuốc lá có thể là rất khó nhưng bạn cần cố gắng trong một thời gian dài vì lợi ích của việc bỏ thuốc lá là rất lớn.

Ngoài bỏ thuốc lá thì bạn cũng cần chú ý những vấn đề như duy trì cân nặng, lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý, bỏ rượu bia và các chất kích thích.

* Dịch từ :https://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/nasopharyngeal-cancer/treatment/follow-up


Tác giả: Kim Phụng