Viêm da cơ địa là một bệnh về da rất hay gặp. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, thuộc những lứa tuổi khác nhau. Viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tâm lý người bệnh.
Việc hiểu được viêm da cơ địa là bệnh gì, triệu chứng và cách điều trị viêm da cơ địa thế nào sẽ giúp người bệnh rất nhiều.
Viêm da cơ địa là bệnh gì? Bệnh viêm da cơ địa có tên tiếng Anh là Atopic Dermatitis. Viêm da cơ địa là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở da khiến da có hiện tượng ngứa ngáy, nổi những nốt đỏ sưng tấy, da bong tróc, nứt nẻ... Khi mắc bệnh lâu ngày, vùng da bị tổn thương sẽ dày cộm lên.
Bệnh viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu viêm da cơ địa không được điều trị, bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn. Khi bị viêm da cơ địa, do có hiện tượng ngứa nên nhiều người đã gãi để bớt ngứa tạo cơ hội cho bệnh lan rộng, có thể dẫn đến bội nhiễm da.
Viêm da cơ địa (Ảnh: Internet)
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa, bao gồm cả nguyên nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Những người phải làm việc hoặc sống trong môi nhiều bụi bẩn, ô nhiễm có nguy có mắc viêm da cơ địa cao hơn thông thường. Di truyền cũng là nguyên nhân gây viêm da cơ địa.
Những người bị hen, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan khiến chức năng giải độc của gan suy giảm cũng có nguy cơ mắc viêm da cơ địa cao. Dị ứng hay sức đề kháng kém cũng là những yếu tố gây ra viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa có thể xảy ra ở bất kì đối tượng và độ tuổi nào. Thời gian viêm da cơ địa xuất hiện nhiều nhất là vào mùa hanh khô. Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh viêm da cơ địa là ngứa.
Người bệnh càng ngãi thì tình trạng ngứa càng tăng. Trên da người bệnh viêm da cơ địa cũng sẽ xuất hiện những nốt sần đỏ; mụn nước mọc thành từng mảng. Nếu người bệnh gãi khiến các mụn nước vỡ ra chúng có thể mưng mủ và viêm loét.
Trẻ sơ sinh có thể bị viêm da cơ địa từ khi được 2-3 tháng tuổi. Khi bị viêm da cơ địa, trẻ có hiện tượng phát ban đột ngột, da khô và đóng vảy, ngứa ở đầu trán và má. Nếu những vùng da bị viêm bị cọ xát da vào quần áo hoặc chăn ga, chúng có thể sẽ phồng lên, vỡ chảy nước là lây lan sang các vùng da khác. Trẻ bị viêm da cơ địa sẽ quấy khóc, khó ngủ; da có thể bị nhiễm trùng, trầy xước.
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ cũng có thể bắt đầu ở tuổi dậy thì. Trẻ bị viêm da cơ địa sẽ có mảng phát ban trong nếp gấp ở khuỷu tay, đầu gối, ở tay và chân, cổ, cổ tay, cổ chân. Mảng ban sần, dày như da gà; có hiện tượng đóng vảy và ngứa ngáy.
Viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ (Ảnh: Internet)
Biểu hiện của bệnh viêm da cơ địa ở người trưởng thành khác với bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi người lớn bị viêm da cơ địa, da họ bị khô, dễ kích ứng, ngứa không ngừng, không rõ nguyên nhân.
Ngứa và các mảng sần xuất hiện trong các nếp gấp khuỷu tay, đầu gối hoặc gáy. Nếu bệnh nặng hơn, chúng còn có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể. Người bệnh viêm da cơ địa còn có thể có các triệu chứng như viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt và viêm ngứa họng, hen.
Để được điều trị viêm da cơ địa, người bệnh cần đi khám chuyên khoa để được điều trị hiệu quả và an toàn. Viêm da cơ địa có thể được chữa bằng đông y hoặc tây y.
Đối với Tây y, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống và thuốc bôi dành cho bệnh viêm da cơ địa. Thuốc bôi giúp vết thương lành lại và kháng khuẩn những vùng bị tổn thương. Điều trị viêm da cơ địa bằng tây y mang lại hiệu quả nhanh, chi phí phù hợp. Tuy nhiên, bệnh sẽ dễ tái phát, có thể xảy ra tình trạng nhờn thuốc, biến chứng, tác dụng phụ như đau dạ dày, bệnh gan, thận...
Bôi thuốc trị viêm da cơ địa (Ảnh: Internet)
Điều trị viêm da cơ địa bằng Đông y cũng sẽ có thuốc bôi bên ngoài và thuốc uống. Trong đó, thuốc và dược liệu bôi ngoài giúp giúp sát khuẩn vết thương, giúp vùng da sừng hóa mềm và ẩm hơn, hỗ trợ phục hồi da nhanh hơn. Thuốc uống sẽ giúp đào thải độc tố, trị đến căn nguyên bệnh.