Thế nào là cho bé ăn trứng đúng cách?

Thế nào là cho bé ăn trứng đúng cách?
Trứng là loại thực phẩm khá phổ biến trong thực đơn của mẹ dành cho bé. Nhưng mẹ cần chú ý điều gì để cho bé ăn trứng đúng cách, giúp bé hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng và tránh các nguy cơ có hại cho sức khoẻ?

Việc sử dụng trứng trong bữa ăn hằng ngày sai cách có thể dẫn tới nguy cơ béo phì, tim mạch, dậy thì sớm,... ở trẻ. Để phát huy hết "công lực" của quả trứng, mẹ cần lưu ý cho bé ăn trứng đúng cách như sau:

1. Không nên cho bé dưới một tuổi ăn lòng trắng trứng

Ảnh 1.

Cho bé ăn trứng đúng cách: Không nên cho trẻ dước 1 tuổi ăn lòng trắng trứng

Trong lòng đỏ trứng gà chứa hàm lượng chất đạm khá lớn. Khi hệ thống tiêu hoá chưa hoàn thiện, đường ruột chưa có đủ sức đề kháng, việc hấp thụ lượng lớn đạm trong một khẩu phần ăn có thể gây nên chứng khó tiêu và nhiều phản ứng dị ứng khác của cơ thể.

2. Không nên cho bé ăn trứng khi bị ốm

Ảnh 2.

Nguồn: Internet

Khi cơ thể bé yếu đi cũng là lúc chức năng tiêu hóa của dạ dày giảm. Lòng trắng trứng với lượng chất đạm lớn thường rất khó tiêu có thể khiến bé bị đầy bụng, vì vậy lúc này mẹ không nên cho bé ăn trứng.

Ngược lại, khi cơ thể bé bắt đầu hồi phục, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ ăn các món ăn được chế biến từ trứng như canh trứng, súp trứng, bột trứng để giúp cơ thể trẻ cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch.

3. Nên cho bé ăn trứng đã được luộc chín kỹ

Trong trứng sống/trứng lòng đào có thể chứa lượng lớn vi khuẩn E. coli có hại cho đường ruột, nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em. Vì vậy, việc đảm bảo trứng đã được luộc chín trước khi cho bé ăn là một điều trong cẩm nang cho bé ăn trứng đúng cách mẹ cần ghi nhớ.

4. Không nên ăn các món chế biến từ trứng đã được để qua đêm

Theo đánh giá các chuyên gia dinh dưỡng trứng gà để qua đêm có nên ăn hay không còn tùy thuộc vào quả trứng đó đã luộc chín hay chưa, đối với những quả trứng luộc chưa chín hay lòng đào thì tốt nhất là không nên ăn.

Bởi với trứng gà luộc để qua đêm, nhiệt độ trên 10 độ C sẽ khiến cho các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì thế, khi ăn vào, trẻ có thể mắc phải các triệu chứng như đầy hơi, nóng, chướng khí, dạ dày khó chịu, thậm chí là tiêu chảy… Đồng thời, lượng chất dinh dưỡng trong món ăn cũng không còn vẹn nguyên như khi vừa chế biến.

5. Cho bé ăn lượng trứng vừa đủ mỗi ngày

Ảnh 3.

Như đã nói ở trên, việc ăn trứng quá nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm đối với trẻ. Vì vậy, cần xác định lượng phù hợp để đảm bảo sức khoẻ và nguồn dinh dưỡng cho bé.

Đối với trẻ từ 6-7 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho con ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, 2-3 lần/tuần. Trẻ từ 1-2 tuổi có thể ăn được cả lòng trắng, khoảng 3-4 quả/tuần. Trẻ từ 2 tuổi trở lên, bé có thể ăn một quả mỗi ngày.

6. Sau 1 tuổi, nên cho bé ăn cả lòng đỏ và lòng trắng

Mỗi thành phần của quả trứng đều cung cấp lượng chất dinh dưỡng khá lớn. Lòng trắng trứng có chứa lượng đạm cao trong khi đó lòng đỏ lại rất giàu lecithin, khoáng chất, vitamin, axit béo và các chất dinh dưỡng khác. Các chất này kết hợp với nhau tạo điều kiện tốt để bé phát triển toàn diện về cả thể chất và trí tuệ. Vì vậy, khi hệ thống tiêu hoá đã tương đối hoàn thiện, mẹ nên khuyến khích bé ăn cả lòng trắng trứng và lòng đỏ trứng thay vì chỉ chọn 1 trong 2.

Bùi Thảo Ngân

Tác giả: Bùi Thảo Ngân