Phản xạ chậm:
Khi lớn tuổi, khả năng và phản xạ của người cao tuổi ngày càng kém đi, việc giao tiếp cũng chậm hơn và lắng nghe hay tiếp thu thông tin đều chậm.
Khả năng phản xạ chậm sẽ được thể hiện qua việc đi lại chậm, mất nhiều thời gian để di chuyển thậm chí phản ứng, nói chuyện và ăn uống hàng ngày.
Để khiến người cao tuổi không bị áp lực vì những thay đổi này cần tạo sự thoải mái, sẵn sàng thông cảm và nhẹ nhàng, kiên nhẫn đối với quá trình chăm sóc người cao tuổi.
Trí nhớ giảm sút:
Tình trạng hay quên thậm chí còn diễn ra đối với người trẻ tuổi, tuy nhiên tình trạng này sẽ xảy ra nặng và nghiêm trọng hơn khi tuổi tác cao. Suy giảm trí nhớ, hay quên do sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương. Điều này khiến trí nhớ của người cao tuổi bị giảm sút.
Dễ mắc bệnh:
Sức đề kháng của người cao tuổi hay hệ miễn dịch không còn được tốt như người trẻ tuổi nên những người cao tuổi dễ mắc phải các bệnh người cao tuổi như cảm cúm, viêm phổi, thay đổi thời tiết.
Ngoài ra, bệnh viêm phổi ở người cao tuổi còn có thể gây ra các bệnh lý tim mạch, nguy hiểm cho đối tượng này. Chưa kể đến khả năng phục hồi bệnh cũng chậm hơn so với người trẻ, khỏe.
Vì vậy khi chăm sóc người cao tuổi không được chủ quan, chỉ cần xuất hiện biểu hiện lạ thì cần đưa người thân đến cơ sở y tế để thăm khám và nhận điều trị kịp thời.
Giữ thăng bằng yếu:
Thực tế người cao tuổi chân sẽ yếu đi, lúc này cơ thể khó có thể giữ được thăng bằng tốt. Do vậy khi di chuyển, đi lại những người cao tuổi cần đi chậm, cẩn thận để tránh bị té ngã khi lên xuống cầu thang.
Ngoài ra, xương của người cao tuổi không còn chắc khỏe, nếu bị ngã rất dễ khiến người cao tuổi bị gãy xương.
Những thay đổi tâm sinh lý đối với người cao tuổi không phải tất cả. Người cao tuổi còn gặp phải các thay đổi về mặt tâm lý. Tuổi cao, con người không cần cố gắng vì công danh sự nghiệp mà chuyển mình đến giai đoạn hưởng thụ, nghỉ ngơi, quây quần bên gia đình, con cháu.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có sự hòa hợp, chưa kể đến khoảng cách thế hệ khác nhau gây ra những thay đổi khiến người già cảm thấy cô đơn, buồn bực và tâm lý cảm thấy bản thân không còn giúp ích được cho con cháu, cống hiến cho xã hội.
Từ tâm lý này người cao tuổi dễ suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy thất vọng về bản thân về sự chậm chạp, sức khỏe yếu và trí óc không còn minh mẫn của mình. Điều này khiến người cao tuổi khó tính hơn.
Muốn người cao tuổi có thể thay đổi về suy nghĩ tích cực, sống vui vẻ, thoải mái thì cần phải hiểu được tâm ý mà người cao tuổi cần.
- Không để người cao tuổi trong nhà bị cô đơn: Khác biệt tuổi tác, chênh lệch thời gian rảnh rỗi nhưng vẫn nên dành thời gian để quan tâm người cao tuổi trong gia đình.
- Tránh để người cao tuổi cảm thấy bị tủi thân khi mình chậm chạp, nói chuyện cần kiên nhẫn, giảng giải tỉ mỉ để người cao tuổi hiểu và tiếp thu cái mới, văn hóa hiện đại.
Mỗi thời điểm con người sẽ có sự thay đổi về tâm sinh lý khác nhau. Điều này bất cứ ai cũng phải trải qua. Do đó, muốn người cao tuổi sống khỏe mạnh, vui vẻ hãy dành thời gian, quan tâm, chăm sóc họ. Chỉ khi đó người lớn tuổi trong gia đình mới cảm thấy rằng mình đang sống vui vẻ bên cạnh con cháu, hòa thuận là niềm vui lớn nhất khi về tuổi "xế chiều".