Một trong những ảnh hưởng của dậy thì sớm gây ra chính là khiến chiều cao của trẻ chậm phát triển, do đó mà trẻ bị thấp hơn so với bạn bè cùng trang lứa.
Ảnh hưởng của dậy thì sớm chính là khiến trẻ thấp hơn bạn bè cùng trang lứa (Ảnh: internet)
Theo Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, 3 giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến phát triển chiều cao gồm: giai đoạn thai nhi, giai đoạn sơ sinh đến khoảng 2 tuổi, giai đoạn dậy thì.
Trong đó, giai đoạn quan trọng nhất để phát triển chiều cao là giai đoạn tiền dậy thì (trong giai đoạn tiền dậy trẻ em có thể tăng trung bình 8 – 10cm/năm) và dậy thì, mà thời gian dậy thì là quan trọng nhất để thúc đẩy chiều cao.
Cụ thể, quá trình dậy thì ở các bạn nam sẽ bắt đầu trong khoảng 11 – 12 tuổi. Theo Webmd quãng thời gian này thường kéo dài trong 2 năm. Vì thế giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì đều cần được quan tâm, chăm sóc một cách cẩn thận, hợp lý để cơ thể có thể phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên, theo thống kê, hiện nay, tình trạng dậy thì sớm ở trẻ xảy ra nhiều hơn và điều này gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao.
Cũng theo Tiến sĩ Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, việc dậy thì sớm sẽ khiến sự phát triển chiều cao bị kìm hãm. Điều đó có nghĩa là, những trẻ có giai đoạn dậy thì diễn ra sớm hơn thường sẽ có chiều cao thấp hơn bạn bè đồng trang lứa.
Vậy ảnh hưởng của dậy thì sớm đến sự phát triển chiều cao ở trẻ như thế nào? Đây cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.
Khi các bé dậy thì sớm, có thể trong giai đoạn đầu, chiều cao của bé tăng lên rõ rệt so với các bạn cùng trang lứa, tuy nhiên, sau đó chiều cao của các em vẫn thế trong khi chiều cao của các bạn cùng trang lứa đang ngày càng tăng lên.
Con trai dậy thì sớm sẽ thấp hơn khoảng 20cm so với các bạn dậy thì đúng tuổi (Ảnh: internet)
Đây chính là những biểu hiện ảnh hưởng của dậy thì sớm đối với chiều cao của các em. Đó cũng là dấu hiệu cha mẹ nên chú ý và quan tâm hơn. Một thống kê đã chỉ ra rằng, con trai dậy thì sớm sẽ thấp hơn khoảng 20cm so với các bạn dậy thì đúng tuổi. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến ảnh hưởng của dậy thì sớm đến chiều cao của trẻ?
Khi trẻ phát triển sớm thì cũng có nghĩa giai đoạn phát triển cũng ngưng sớm hơn. Nguyên nhân là do việc dậy thì sớm khiến xương phát triển nhanh hơn, các đầu xương cũng "chốt" lại sớm (cốt xương đóng sớm).
Trẻ thấp hơn bạn bè cùng trang lứa là do dậy thì sớm khiến các đầu xương "chốt" sớm hơn (Ảnh: internet)
Kết quả là, xương của trẻ không thể phát triển theo tiến độ bình thường. Tuổi của xương sẽ tăng nhanh hơn so với tuổi thực. Nó khiến cho giai đoạn phát triển chiều cao của các em trở nên ngắn hơn so với những người khác.
Cũng theo Tiến sĩ Từ Ngữ, việc cơ thể chưa thể cung cấp đủ các yếu tố cho sự phát triển chiều cao khi trẻ dậy thì cũng là nguyên nhân ảnh hưởng của dậy thì sớm đến chiều cao của trẻ. Bởi dậy thì sớm thường xảy ra tình trạng thiếu canxi, hormone tăng trưởng… nên chiều cao khó có thể phát triển một cách tối đa được.
Trẻ dậy thì sớm nên được cung cấp nhiều Canxi để có thể phát triển chiều cao (Ảnh: internet)
Trong thời gian này, chúng ta cần cung cấp đầy đủ các chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển chiều cao. Để chiều cao có thể phát triển một cách tốt nhất, việc vô cùng quan trọng chính là kiểm soát sự phát triển của cơ thể, phòng tránh các nguy cơ dẫn đến dậy thì sớm.
Trên đây là nguyên nhân và ảnh hưởng của dậy thì sớm đến chiều cao ở trẻ mà các bậc phụ huynh nên biết để giúp trẻ phòng tránh tốt hơn hiện tượng dậy thì sớm.