Thai phụ dễ tử vong, sinh non và những hậu quả của việc thiếu sắt khi mang thai

Thai phụ dễ tử vong, sinh non và những hậu quả của việc thiếu sắt khi mang thai
Thiếu sắt là một vấn đề thường gặp nhưng đối tượng có nguy cơ cao nhất thường là phụ nữ mang thai. Hậu quả của việc thiếu sắt khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tử vong, sinh non...

Theo các nghiên cứu y tế, phụ nữ trong thời kỳ mang thai có nhu cầu 1000 mg sắt để bổ sung cho nhau thai, thai nhi và tăng khối lượng máu của mẹ. Lượng sắt theo nhu cầu đó không phân phối đều trong thời kỳ có thai mà tập trung vào những tháng cuối, ở thời điểm này có thể lên tới 6,3 mg mỗi ngày.

Mặt khác, lượng dự trữ sắt trong cơ thể phụ nữ trước khi có thai thường thấp nên trong thai kỳ việc thiếu sắt trở nên trầm trọng. Vậy tình trạng thiếu sắt khi mang thai gây ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ bầu và khi sinh như thế nào?

1. Thiếu sắt khi mang thai làm tăng nguy cơ tử vong và biến chứng khi sinh

Các chuyên gia y tế cùng nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng thai phụ bị thiếu máu có nguy cơ tử vong cao hơn trong thời kỳ sinh. Trên thực tế, có gần 500.000 thai phụ tử vong trong lúc sinh hoặc sau khi sinh mỗi năm, phần lớn đều xảy ra ở các nước đang phát triển. Thiếu máu do thiếu sắt là nguyên nhân quan trọng hoặc là lý do duy nhất gây ra 20- 40% các ca tử vong nói trên.

Ở nhiều nơi, thiếu máu do thiếu sắt là yếu tố chính khiến các thai phụ tử vong. Thiếu sắt làm tăng gấp 5 lần các nguy cơ liên quan đến thai nghén và sinh nở. Nguy cơ tử vong cũng tăng lên đáng kể ở những thai phụ thiếu máu nặng. Ở những nước phát triển, tỷ lệ thai phụ tử vong và mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt gần như bằng không.

Nguy cơ biến chứng trong khi sinh và tử vong của thai nhi ở những phụ nữ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn nhiều so với những thai phụ còi cọc, có xương chậu phát triển kém. Ngoài ra tình trạng thiếu sắt và folate khi còn nhỏ và giai đoạn dậy thì còn có thể làm suy giảm khả năng tăng trưởng thể chất.

Chính vì vậy, các nhà khoa học khuyên phụ nữ nên bổ sung sắt hữu cơ và folate khi mang thai, tránh tình trạng thiếu sắt khi mang thai vì sự kết hợp này có thể giúp cải thiện tăng trưởng của thai nhi và giảm các nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình sinh nở.

2. Ảnh hưởng đến hiệu suất trong quá trình mang thai và sinh nở

Một nghiên cứu cho thấy rằng tất cả thai phụ bị thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai đều có nguy cơ sinh non cao hơn so với thai phụ không bị thiếu máu. Những người thiếu máu do thiếu sắt có nguy cơ sinh non cao hơn.

Kết quả nghiên cứu trên thu được dựa trên việc chọn lọc tuổi của thai phụ, lấy mẫu công bằng, dân tộc, ưu tiên nhóm sinh nhẹ cân hay sinh non, xuất huyết trước khi được điều trị, tuổi thai lúc lấy máu ban đầu, số lượng thuốc hút mỗi ngày, và chỉ số khối cơ thể trước khi mang thai (cân nặng/bình phương chiều cao). Thiếu sắt khi mang thai dẫn đến thiếu máu sẽ khiến thai phụ tăng không đủ cân, từ đó dẫn đến sinh non.

Nghiên cứu trên cũng cho thấy rằng dinh dưỡng với việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt khiến tỷ lệ thiếu máu thấp hơn, giúp trẻ sinh ra đủ cân nặng và giảm nguy cơ sinh non.

Ngoài ra, việc sinh con đòi hỏi nhiều sức bền và sức mạnh thể chất, những phụ nữ có sức khỏe tốt sẽ sinh con dễ dàng hơn và ít gặp các biến chứng trong quá trình sinh nở hơn. Tuy nhiên những phụ nữ thiếu sắt khi mang thai sẽ yếu hơn nhiều, nếu thiếu máu trầm trọng còn dễ dẫn tới suy tim trong lúc sinh, một trong những nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu.

Bên cạnh những ảnh hưởng nghiêm trọng của thiếu sắt đối với sức khỏe của thai phụ trong thời kì mang thai, chúng cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của trẻ sau khi sinh. Chính vì vậy, mẹ bầu nên chú ý bổ sung lượng sắt đầy đủ nhu cầu để tránh những trường hợp xấu xảy ra.


Tác giả: Anh Dũng