Thai bám ở vết mổ cũ - nguy hiểm khó lường mà mẹ bầu cần biết

Thai bám ở vết mổ cũ - nguy hiểm khó lường mà mẹ bầu cần biết
Mang thai là điều vui mừng cho các cặp vợ chồng nhưng cũng có nhiều lo lắng đi kèm, đặc biệt là với những thai phụ đã có vết mổ cũ. Với những thai phụ đã từng sinh mổ, mổ để khâu tử cung vỡ sẽ có sẹo ở mặt trước eo tử cung và sẽ có nguy cơ cao bị thai bám ở vết mổ cũ.

1. Thai bám ở vết mổ cũ là gì?

Đây chính là một dạng bệnh lý hiếm gặp nhất của thai ngoài tử cung. Bởi theo lẽ thông thường, trứng sau khi được thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi tử cung sẽ mất khoảng 4 đến 6 ngày để di chuyển vào trong tử cung của người mẹ. 

Tuy nhiên với trường hợp thai bám sẹo vết mổ, trứng "đi lạc", bám vào vị trí vết mổ lấy thai ở lần trước nên không thể vào đúng đáy của tử cung phát triển như một bào thai bình thường. Tuổi thai dễ gặp tình trạng này là từ 5 đến 12 tuần.

Ảnh 2.

Ảnh: Internet

Có 2 dạng thai bám vào vết mổ cũ:

- Dạng 1: Thai làm tổ ở vết mổ cũ và phát triển chủ yếu trong buồn tử cung nhưng thai vẫn được phát triển đến tam cá nguyệt thứ 2 và 3. Nhau thai có thể kéo lên trên ở đoạn thân tử cung, khi thành lập đoạn dưới tử cung nghĩa là trong giai đoạn đầu thai kỳ nơi đây là đoạn eo của tử cung, đoạn eo này sẽ dài ra để trở thành đoạn dưới tử cung. Khi nhau thai phát triển sẽ có hiện tượng nhau thai bám thấp hoặc diễn tiến thành nhau cài răng lược do các gai nhau đan xem vào tử cung.

- Dạng 2: Thai cấy sâu vào trong lớp cơ và phần mô sợi của tử cung ở vết mổ lấy thai cũ. Khi thai phát triển đến tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 nhiều nguy cơ các gai nhau trong bánh nhau sẽ ăn sâu vào cơ tử cung và tăng tử suất của mẹ và thai nhi hay khi thai cấy vào trong sẹo vết mổ cũ thì biến chứng vỡ tử cung trong lúc mang thau, gây chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng mẹ và thai nhi.

Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị ưu việt nào cho bệnh lý này, nên chỉ có thể điều trị theo dõi và chấm dứt thai kỳ sớm để ngăn ngừa biến chứng cho khả năng sinh sản cũng như tính mạng của người phụ nữ.

Đọc thêm:

Thai bám ở vết mổ cũ có nguy hiểm hay không?

Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có thai lại?

2. Biểu hiện của thai bám ở vết mổ cũ

Thông thường, biểu hiện của thai bám sẹo vết mổ cũ rất giống với những người mang thai như trễ kinh, xuất huyết âm đạo, dọa sẩy thai với tỷ lệ khoảng 39%. Rất ít người có biểu hiện đau bụng nên khó phân biệt hoặc dễ bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác.

Bên cạnh đó, ở một số người hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào. Vì thế, thai bám sẹo vết mổ cũ rất khó phát hiện trong những giai đoạn đầu, gây nguy hiểm với những biến chứng vỡ tử cung, xuất huyết nặng, đe dọa tính mạng của người bệnh khi khối thai đã lớn.

3. Phương pháp điều trị thai bám vết mổ cũ

Như đã nói ở trên, thai làm tổ trên vết mổ không thể giữ được vì thai càng lớn, nguy cơ vỡ tử cung càng nhiều. Thế nên, những người đã từng sinh mổ, khi có thai lại, cần được thăm khám sớm để xác định vị trí chính xác của thai. Khi thai nằm ở vị trí bất thường, nhất định phải tiến hành bỏ thai càng sớm càng tốt. Phẫu thuật bỏ thai trong những trường hợp này cũng đòi hỏi người thực hiện phải vững chuyên môn, do đó, nên thực hiện tại tuyến trung ương để tránh thai biến.

Ảnh 3.

Ảnh: Internet

Không giống như như những người cùng làm phẫu thuật khác, có thể về nhà ngay sau khoảng 30 - 60 phút nằm nghỉ ngơi, người chửa trên vết mổ cần phải nằm lại viện theo dõi khoảng 1 ngày. Cũng vì thời gian lưu lại viện lâu nên bạn cần có người đi cùng để hỗ trợ và chăm sóc.

Một câu hỏi được đặt ra là: sau khi tiến hành phẫu thuật, bao nhiêu lâu sau thì nên có thai lại? Thực chất, các mẹ hoàn toàn có thể có thai ngay sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, lúc này, tử cung còn yếu, nên tốt nhất là nên mang thai lại sau khoảng 1 năm để an toàn cho sức khỏe.

Lựa chọn phương pháp sinh khi thai bám ở vết mổ cũ

- Nếu không có các yếu tố đẻ khó, sản phụ vẫn có thể tiến hành đẻ thường được ở lần mang thai sau khi có vết mổ đẻ cũ ở tử cung. Tuy nhiên tỉ lệ này là tương đối thấp vì nhiều lý do, trong đó có sự lo lắng quá mức của thai phụ.

Ảnh 4.

Ảnh: Internet

Những trường hợp mổ cũ vì thai to, do khung chậu hẹp, dị dạng ở tử cung, thai ngôi ngược hay dưới 24 tháng… sẽ được chỉ định mổ lấy thai chủ động khi thai đủ tháng hoặc bắt đầu chuyển dạ. Nên đi khám thai đầy đủ theo hẹn và tuân theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo cuộc sinh nở được an toàn.

Sinh mổ từ lâu đã được nhiều thai phụ lựa chọn như một phương pháp vượt cạn nhiệm màu vì giảm đau đớn và nguy hiểm cho cuộc đẻ, nhưng bên cạnh dó là những nguy cơ tiềm ẩn cho những lần sinh sau cũng không ít. Nên việc lưu ý trong thai kỳ trên những thai phụ có sẹo mổ đẻ cũ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai cho lần sinh tiếp theo.

Tác giả: Tuệ Nghi