Với sự phát triển của công nghệ, chị em không cần lo lắng khi có những nốt ruồi kém duyên, mọc không đúng chỗ nữa vì hoàn toàn có thể tẩy chúng đi. Tuy nhiên, chăm sóc vùng da sau khi tẩy nốt ruồi là việc làm vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả thẩm mỹ sau này.
Vì thế, tẩy nốt ruồi kiêng gì dành được sự quan tâm của rất nhiều người. Nắm vững những lưu ý khi chăm sóc da, đặc biệt là những thực phẩm sau khi tẩy nốt ruồi giúp bạn có làn da lành lặn, không để lại sẹo sau khi tẩy nốt ruồi.
Nốt ruồi là những đốm xuất hiện trên da và thường có màu nâu, đen hoặc đỏ. Tùy thuộc vào bề ngoài mà các nốt ruồi thường nhô cao hay phẳng, trơn láng hoặc thô ráp. Còn có một số có lông mọc tại nốt ruồi.
Hình dạng nốt ruồi thường có hình tròn hoặc hình oval với đường viền mềm mại.
Được biết, hầu hết các nốt ruồi trên gương mặt và cơ thể của con người đều là lành tính và không thay đổi theo thời gian. Chỉ có một số nốt ruồi là ác tính do nốt ruồi có thể bị nhầm lẫn với ung thư sắc tố. Các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất hiện nốt ruồi như tiếp xúc ánh mặt trời hoặc người có cơ địa dễ xuất hiện nốt ruồi.
Nốt ruồi có thể làm giảm thẩm mỹ và xấu làn da. Vì thế, biện pháp tẩy nốt ruồi được nhiều chị em phụ nữ áp dụng để có gương mặt sáng, không có những nốt ruồi gây mất thẩm mỹ.
Đọc thêm:
Cẩn thận nguy cơ ung thư da từ nốt ruồi
Nhận biết chính xác dấu hiệu ung thư da dựa vào sự bất thường của nốt ruồi
Thực tế, trước khi quyết định tẩy nốt ruồi, cần biết rằng nốt ruồi của mình đang lành tính hay là biểu hiện của bệnh lý. Bởi vì, điều này ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng. Nếu là nốt ruồi bình thường thì việc tẩy nốt ruồi diễn ra đơn giản, không gặp khó khăn.
Tuy nhiên, nếu là nốt ruồi bệnh lý thì việc thực hiện tẩy nốt ruồi có thể sẽ tiềm ẩn những nguy cơ khó lường gây ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Do đó, để có thể biết được việc tẩy nốt ruồi có thực sự gây ra nguy hiểm hay không, điều này sẽ được xác định khi nốt ruồi trên cơ thể là nốt ruồi lành tính hay là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý và quá trình tẩy nốt ruồi này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người thực hiện tẩy nốt ruồi.
Thực hiện tẩy nốt ruồi được mọi người quan tâm vì hành động này có liên quan đến thẩm mỹ của người thực hiện. Tẩy nốt ruồi có thể khiến nốt ruồi biến mất trên gương mặt, khiến gương mặt hoàn hảo hơn.
Tuy nhiên, nếu việc kiêng khem không được thực hiện đúng cách thì rất có thể việc tẩy nốt ruồi sẽ trở thành một mối nguy hại khi để lại thẩm mỹ xấu cho người thực hiện tẩy nốt ruồi.
Vậy trước khi muốn tẩy nốt ruồi, người thực hiện thủ thuật này cần biết, tẩy nốt ruồi kiêng gì, tẩy nốt ruồi kiêng gì trong bao lâu và những loại thực phẩm cũng như các cách bảo vệ vết tẩy để không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ về sau.
Một trong những lưu ý đầu tiên sau khi tẩy nốt ruồi chính là tránh đụng nước. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên kiêng nước ít nhất 3 ngày sau khi tẩy nốt ruồi.
Sau khi tẩy nốt ruồi, thông thường làn da sẽ đóng vảy và bị bong tróc da non. Vì thế, kiêng nước trong thời gian đầu này sẽ giúp da tránh được các tổn thương về mặt cấu trúc da. Sau đó, chị em cũng nên sử dụng nguồn nước sạch và pha thêm muối để vệ sinh vùng da tẩy nốt ruồi để tránh da bị viêm nhiễm.
Theo đó, trong 3 ngày đầu sau khi tẩy nốt ruồi, bạn có thể dùng khăn bông thấm nhẹ cho da khô ngay. Lưu ý tiếp theo là không nên dùng sữa rửa mặt trong thời gian này. Nguyên nhân là vì nhiều loại sữa rửa mặt có chứa chất tẩy rửa có thể làm tổn thương da, khiến vùng da non bị tróc vảy, gây xước da.
Ngoài ra, sau khi tẩy nốt ruồi, bạn nên tránh tiếp xúc với nắng, khi ra ngoài cần che chắn cẩn thận để tránh xuất hiện hắc sắc tố chìm trên da.
Như ở trên đã nói, tẩy nước ruồi cần kiêng nước. Do đó, tẩy nước ruồi có được rửa mặt không? thì câu trả lời là không nên rửa mặt ngay sau khi tẩy nốt ruồi.
Thực tế, tác động nước vào miệng vết thương tẩy nốt ruồi không chỉ gây ra hiện tượng xót trên da mà còn làm giảm hiệu quả của việc tẩy mốt ruồi.
Hơn nữa, các chuyên gia da liễu cũng đưa ra lời khuyên rằng, không nên rửa mặt khi mới tẩy nốt ruồi trực tiếp bằng nước. Thời gian kiêng dùng nước sau khi tẩy nốt ruồi kéo dài trong 4 ngày đầu tiên. Có thể sử dụng khăn rửa mặt vắt khô để lau các vùng da khác và tránh chạm tới vị trí nốt ruồi vừa tẩy.
Chờ tới khi vảy nốt ruồi tẩy cứng sau đó mới rửa mặt bằng nước. Tuy nhiên, cũng không nên chà mạnh gây ra vết thương tại vị trí nốt ruồi vừa tẩy.
Đặc biệt, trong 10 ngày kể từ khi tẩy nốt ruồi không nên sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào dính vào vết thường.
Thịt gà là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cực kỳ tốt cho cơ thể, Tuy nhiên, đối với vết thương sau khi tẩy mụn ruồi, bạn nên tránh xa món ăn này.
Lý do khiến thịt gà là thực phẩm nên kiêng đối với những người tẩy nốt ruồi là vì khi ăn thịt gà, nhất là ăn phần da gà sẽ mang lại cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi vết thương bắt đầu lên da non.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho rằng thịt gà có thể gây viêm, hình thành nên những vết sẹo lồi mất thẩm mỹ. Vì thế, sau khi tẩy nốt ruồi, bạn nên kiêng ăn thịt gà khoảng 1 tháng hoặc tốt nhất là kiêng loại thực phẩm này cho đến khi vết thương lành hẳn.
Đọc thêm: Ăn thịt gà nhiều có tốt không? Ăn bao nhiêu thịt gà là tốt?
Tương tự như thịt gà, thịt bò là thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đối những người tập luyện thể thao hay thường xuyên vận động cường độ cao, thịt bò là thực phẩm không thể bỏ qua vì nó là nguồn dinh dưỡng quý giá, rất giàu protein giúp các cơ bắp nhanh chóng phục hồi sau tập và thúc đẩy phát triển về sức mạnh.
Tuy nhiên, đây lại là thực phẩm nên kiêng với với những người có vết thương hở sau phẫu thuật như người mới tẩy nốt ruồi. Do chứa nhiều protein nên việc tiêu thụ thịt bò thường xuyên sẽ kích thích các tế bào tại vùng vết thương phát triển, tăng sinh quá mức và tạo nên các sẹo lồi.
Ngoài ra, ăn thịt bò còn có thể khiến vùng da vết thương có màu sậm hơn các vùng xung quanh, tạo nên tình trạng không đều màu da. Do đó, sau khi tẩy nốt ruồi, bạn cũng nên tạm dừng ăn thịt bò nếu không muốn có những vết sẹo xấu xí.
Rất nhiều người thích ăn cá và thắc mắc liệu tẩy nốt ruồi có được ăn cá không. Bởi vì, cá cũng là một loại thực phẩm tanh, hơn nữa, cá còn là loại thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng.
Vậy, tẩy nốt ruồi có được ăn cá không khi các loại thực phẩm có vị tanh khác đều được người tẩy nốt ruồi cần kiêng.
Do đó, có thể thấy từ cá, tôm, cua, ghẹ và các loại hải sản khác đều có thể khiến cho vùng da vết thương bị ngứa ngáy, dễ gây viêm, thậm chí chúng có thể khiến hình thành những vết sẹo thâm. Vì thế, có thể hiểu đơn giản rằng nếu không muốn để lại sẹo sau khi tẩy nốt ruồi, thì bạn nên tránh xa cá cũng như các loại hải sản khác.
Vậy giải đáp thắc mắc tẩy nốt ruồi có được ăn cá không? thì câu trả lời là không nên. Cá dù là loại thực phẩm thơm ngon, chứa nhiều dinh dưỡng nhưng ngay sau khi tẩy nốt ruồi thì nên kiêng cá để vết tẩy nốt ruồi nhanh chóng lành và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ của người thực hiện tẩy nốt ruồi.
Trứng và các món ăn từ trứng thường xuyên xuất hiện trong thực đơn của các gia đình vì nó là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cơ thể. Tuy nhiên, cũng như thịt bò, thịt gà và hải sản, sau khi tẩy nốt ruồi, bạn cần tránh xa món trứng ra khỏi thực đơn hàng ngày của mình.
Nguyên nhân là vì trứng có thể khiến vùng da vết thương có hiện tượng không đều màu, cụ thể là sẽ trắng hơn bất thường so với những vùng da xung quanh. Thậm chí, trứng còn có thể tạo ra những vết loang lổ màu trắng tương tự như mắc lang ben, gây mất thẩm mỹ, đặc biệt đối với khuôn mặt. Vì vậy, đây là thực phẩm nên kiêng sau khi tẩy nốt ruồi.
Rau muống là món ăn quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của nhiều gia đình. Với những người có sức khỏe bình thường, không có vết thương hở, rau muống là nguồn cung chất xơ dồi dào và nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, sau khi tẩy nốt ruồi thì thật sự đây là một thực phẩm mà người tẩy nối ruồi nên tránh xa.
Thực tế, rau muống có khả năng kích thích, tăng sinh collagen mạnh mẽ để liền vết thương, từ đó dễ dàng tạo ra phần da dư thừa. Mà da thừa liên tục được đùn lên sẽ tạo nên những vết sẹo lồi. Chính vì vậy, rõ ràng nếu không muốn bị sẹo lồi hoặc những vết sẹo lồi kém thẩm mỹ xuất hiện sau khi tẩy nốt ruồi, người thực hiện thủ thuật tẩy nốt ruồi trên gương mặt hay bất kỳ vị trí nào khác đều nên bỏ rau muống ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày.
Đọc thêm: Ăn không đúng cách khiến cơ thể gặp nguy hiểm vì tác hại của rau muống
Hương vị thơm ngon, mềm dẻo của xôi, bánh chưng, bánh nếp... chinh phục vị giác của rất nhiều người. Tuy nhiên, sau khi tẩy mụn ruồi, bạn không nên tiêu thụ chúng.
Theo các nghiên cứu, gạo nếp là thực phẩm có tính nóng. Khi ăn nếp và các món ăn từ nếp, vết thương sẽ khó lành, xuất hiện các hiện tượng như mưng mủ, viêm nhiễm, để lâu có thể để lại những vết sẹo thiếu thẩm mỹ.
Tẩy nốt ruồi có tác dụng cải thiện thẩm mỹ hiệu quả cho người thực hiện. Tuy nhiên, để quyết định có nên tẩy nốt ruồi hay không người thực hiện rất dễ đắn đo vì lo lắng rằng liệu tẩy nốt rồi sẽ kéo dài bao lâu và thời gian bao lâu thì nốt ruồi có thể khỏi.
Một vấn đề được chị em quan tâm hàng đầu sau khi tẩy nốt ruồi là đốt nốt ruồi bao lâu thì khỏi? Theo nhiều chuyên gia, tẩy nốt ruồi bao lâu thì lành phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố chính là:
- Tình trạng nốt ruồi mà bản thân đang có trên gương mặt hay các bộ phận khác trên cơ thể.
- Phương pháp tẩy nốt ruồi mà mình lựa chọn để thực hiện tẩy nốt ruồi.
- Biện pháp chăm sóc da sau khi tẩy nốt ruồi để vị trí tẩy nốt ruồi nhanh lành và không bị ảnh hưởng thẩm mỹ.
Cụ thể, có thể thấy như sau đối với những trường hợp nốt ruồi nhạt màu, có kích thước nhỏ, vết thương sẽ hoàn toàn lành lại khoảng 3 – 7 ngày.
Với những trường hợp các nốt ruồi to, sậm màu thì khoảng thời gian lành vết thương sẽ lâu hơn, thông thường sẽ cần 7 – 10 ngày mới có thể khỏi được.
Thực tế cho biết, quá trình tẩy và hồi phục nốt ruồi bao lâu thì hết sẹo còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tẩy, theo đó phương pháp càng tân tiến, hiện đại thì thời gian lành vết thương càng rút ngắn. Với các trường hợp áp dụng các phương pháp cũ như đốt, châm thuốc, cắt bỏ,... thì sẽ cần 10 ngày trở lên để khỏi.
Đối với quá trình thực hiện tẩy nốt ruồi bằng laser thì thời gian vết thương lành lại chỉ từ 5 – 7 ngày là vết thương từ tẩy nốt ruồi đã có thể lành.
Bên cạnh tình trạng nốt ruồi cũng như phương pháp tẩy nốt ruồi, thời gian lành vết thường còn phụ thuộc vào cách chăm sóc da sau khi điều trị.
Nếu bạn thực hiện đúng và đủ theo hướng dẫn của chuyên gia thì vết thương sẽ hồi phục nhanh hơn và ngược lại, nếu bạn không chú trọng quy trình chăm sóc vùng da sau tẩy nốt ruồi, vết thương không những lâu lành mà còn có thể bị viêm nhiễm, nhiễm trùng và để lại những vết sẹo xấu xí.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi tẩy nốt ruồi kiêng gì cũng như thời gian lành vết thương khi tẩy nốt ruồi. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp chị em đánh bay những nốt ruồi thiếu thẩm mỹ một cách an toàn và nhanh chóng nhất mà không để lại sẹo.