Tay chân lạnh kể cả khi trời nóng? Dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm không nên chủ quan!

Tay chân lạnh kể cả khi trời nóng? Dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm không nên chủ quan!
Hiện tượng tay chân lạnh không chỉ xảy ra vào mùa đông mà còn có thể xảy ra vào mùa hè. Nguyên nhân khiến tay chân lạnh cóng ngay cả khi nhiệt độ cao có thể do cơ thể đang bị trao đổi chất kém hay rối loạn thần kinh tự chủ,....

Vào mùa đông việc tay chân bị lạnh do nhiệt độ khá dễ khắc phục, tuy nhiên vấn đề tay chân lạnh vào mùa hè có thể là dấu hiệu sức khoẻ đang có vấn đề.

1. Nguyên nhân khiến tay chân lạnh vào mùa hè

Ông Hong Yuzhong – giám đốc Trung tâm quản lý sức khỏe Lian'an cho biết, tay chân lạnh có thể liên quan tới sức khoẻ tim mạch và đó có thể là những dấu hiệu đầu tiên của các vấn đề sau:

Tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể suy yếu

Theo ông Hong thì việc tay chân lạnh thường xảy ra ở phụ nữ do khối lượng cơ bắp ở phụ nữ ít hơn so với nam giới dẫn tới việc trao đổi chất cũng sẽ thấp hơn nam giới.

Bên cạnh đó mỗi khi tới kỳ kinh nguyệt phụ nữ thường xảy ra tình trạng thiếu máu khiến nhiệt độ tay chân cũng lạnh hơn so với bình thường. Đây là những vấn đề liên quan tới khả năng trao đổi chất làm cho tay chân lúc nào cũng lạnh cóng hơn so với người khác ngay cả khi nhiệt độ cao như mùa hè.

Tay chân lạnh kể cả khi trời nóng? Dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm không nên chủ quan! - Ảnh 2.

Khối lượng cơ bắp ở phụ nữ ít hơn nam giới nên tay chân dễ bị lạnh hơn (Ảnh: Internet)

Bị rối loạn dây thần kinh tự chủ

Dây thần kinh tự chủ bao gồm hệ thống các đây thần kinh giao cảm, chúng có chức năng kiểm soát các co bóp và sự thư giãn của mạch máu. Rối loạn dây thần kinh tự chủ còn được hiểu là tình trạng dây thần kinh có chức năng kiểm soát chức năng cơ thể bị rối loạn. Khi tình trạng này xảy ra các chức năng tiêu hoá, tiểu tiện hay tim mạch sẽ xảy ra vấn đề.

Đồng thời nhiệt độ cơ thể sẽ bị giảm, biểu hiện ra bên ngoài là tay chân bị lạnh, điều này cũng xảy ra cả vào mùa hè.

Chức năng tim mạch kém 

Theo Wu Xinjie – một bác sĩ y khoa gia đình tại bệnh viện Renai ở Đài Bắc (Trung Quốc), tay chân lạnh cũng là dấu hiệu của các bệnh lý mãn tính như tim mạch và tiểu đường. Bác sĩ giải thích rằng, việc các mạch máu của bạn đang bị tắc dẫn tới tình trạng máu bị lưu thông kém lại từ gây nên tình trạng đánh trống ngực, ngực bị tức đau hay khó thở,... nặng hơn nữa là ảnh hưởng tới thính giác và cả thị giác.

Tay chân lạnh kể cả khi trời nóng? Dấu hiệu nhiều bệnh nguy hiểm không nên chủ quan! - Ảnh 3.

Qúa trình lưu thông máu bi rối loạn khiến tay chân bị lạnh (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên bác sĩ cũng cho biết nếu như vấn đề này được phát hiện và điều trị sớm thì hoàn toàn có thể khỏi được. Do vậy khi thấy tay chân lạnh trong một thời gian dài thì bạn cần sớm tới bệnh viện để thăm khám và làm một số những xét nghiệm liên quan tới huyết áp, lipid máu, chỉ số đường huyết, kiểm tra nhịp tim, làm kiểm tra điện tâm đồ,... và nhận các tư vấn của bác sĩ khác.

2. Cách khắc phục chứng tay chân lạnh vào mùa hè

Chuyên gia dinh dưỡng Xu Jingyi hiện đang làm việc tại Trung tâm Lian'an hướng dẫn một số biện pháp khắc phục chứng tay chân lạnh trong mùa hè, chủ yếu là cần chú ý tới 4 điểm sau, tuy nhiên nếu hiện tượng này xuất hiện trong thời gian dài thì cần phải thăm khám sớm. Tuy nhiên 4 điểm này chỉ có thể cải thiện được tình hình khi tay chân bạn bị lạnh không liên quan tới yếu tố bệnh lý.

Cụ thể như sau:

- Bổ sung những thực phẩm chức năng có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể như ớt, hành tây, nghệ,...

- Với bệnh thiếu máu khiến tay chân lạnh thì bạn có thể tăng cường ăn các thực phẩm chứa nhiều sắt như các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rong biển hay các thực phẩm có màu đỏ như rau dền đỏ, đậu, đỏ,... các thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt vịt, thịt bò, chà là đen hay hạt mè đen,...

- Các thực phẩm giàu vitamin C đóng vai trò là chất chuyển hoá sắt giúp cơ thể hấp thụ được hiệu quả hơn. Những thực phẩm giàu vitamin C có thể tham khảo như loại quả họ cam quýt, kiwi hay bông cải xanh, ổi,...

- Không nên uống trà hoặc cà phê trong bữa ăn, nên uống sau 2 giờ sau ăn vì trong trà có chứa acid tannic ức chế hấp thụ sắt.


Tác giả: Anh Dũng