Taurin là gì? Tác dụng của Taurin đối với bà bầu

Taurin là gì? Tác dụng của Taurin đối với bà bầu
Không phải ngẫu nhiên các chuyên gia dinh dưỡng luôn nhấn mạnh và khuyến khích bà bầu bổ sung Taurin trong khi mang thai. Tác dụng của Taurin đối với bà bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi trong bụng.

1. Axit hữu cơ Taurin

Trước khi tìm hiểu vai trò của Taurin với bà bầu, chúng ta cần nắm được các thông tin cơ bản về nó. Taurin được biết đến với tên gọi khác là 2-aminoethanesulfonic axit.

Đây là một loại acid amin/acid hữu cơ có vai trò quan trọng và tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa chất, kích thích sự phát triển não và võng mạc (mắt). Đồng thời nó cũng có tác dụng phòng chống các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường và chống oxy hóa.

Các thực phẩm chứa hàm lượng Taurin cao như thịt, cá và các loại hải sản. Bởi vậy, bạn có thể bổ sung Taurin cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày.

2. Tác dụng của Taurin đối với bà bầu

Ở Việt Nam, các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích bà bầu bổ sung Taurin theo hàm lượng khuyến cáo trong thai kỳ. Tác dụng của Taurin đối với bà bầu rất đa dạng.

2.1. Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường

Thông thường, khi đang mang thai, phụ nữ có xu hướng tẩm bổ quá mức. Khi vượt quá hàm lượng dinh dưỡng cho phép, chúng sẽ mang đến những tác hại nhất định như dẫn đến bệnh đái tháo đường. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi trong bụng cũng như sau khi chào đời.

Bởi vậy, các thai phụ cần có phương pháp hiệu quả giúp chuyển hóa chất béo thành dạng năng lượng. Và Taurin chính là chất có tác dụng này. Do đó, bổ sung Taurin trong chu kỳ mang thai, sẽ giúp bà bầu giảm nguy cơ đái tháo đường thai kỳ. Đây chính là tác dụng của Taurin đối với bà bầu đầu tiên.

2.2. Tốt cho thai nhi trong bụng

Thai nhi và trẻ sơ sinh không thể tự tổng hợp axit amin Taurin. Do đó, chúng ta chỉ có thể bổ sung Taurin cho trẻ bằng chính nguồn dinh dưỡng được lấy từ cuống rốn và sữa của mẹ.

Đây chính là lý do tại sao phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần bổ sung Taurin. Bởi tác dụng của Taurin đối với bà bầu chính là tác động đến quá trình phát triển của mắt, não bộ, hệ thần kinh cũng như khung xương của trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ.

Cụ thể:

- Võng mạc mắt chứa hàm lượng Taurin khá lớn. Nó có tác dụng bảo vệ cũng như kích thích sự phát triển và nâng cao thị giác. Do đó, mẹ cần bổ sung Taurin để ngăn ngừa các bệnh về mắt cũng như đảm bảo thị lực cho trẻ sau khi chào đời.

- Taurin là loại axit amin có khả năng tác động đến hệ thần kinh trung ương. Đồng thời, nó sản sinh ra các tế bào thần kinh, truyền dẫn tín hiệu đến não bộ. Không chỉ vậy, Taurin có được chứng minh là có tác dụng hạn chế các vấn đề về thần kinh, giảm stress ở phụ nữ mang thai.

3. Hàm lượng Taurin cho phụ nữ mang thai

Các chuyên gia dinh dưỡng thường đưa ra lời khuyên đối với phụ nữ mang bầu đó là: Bổ sung đầy đủ hàm lượng Taurin cho cơ thể ngay khi trẻ đang còn trong bụng mẹ. Đặc biệt, giai đoạn 4 tháng cuối chu kỳ chính là thời điểm quan trọng và cần chú ý.

Từ những tác dụng của Taurin đối với bà bầu đã kể trên, bạn sẽ thêm ý thức được việc cần phải đảm bảo đủ hàm lượng Taurin trong giai đoạn mang thai. Theo đó, các chuyên gia cũng cho biết, mỗi ngày thai nhi sẽ cần khoảng 6-8 mg Taurin. Vì vậy, để đảm bảo hàm lượng này, mẹ bầu cần bổ sung 20 mg Taurin mỗi ngày.

Cơ thể con người được cấu tạo từ các protein. Chúng được quy định bởi gen và tổng hợp từ nhiều loại acid hữu cơ khác nhau. Và trong đó, Taurin là một trong số những loại thiết yếu, không thể thiếu cho sự phát triển của con người nói chung và bà bầu, trẻ sơ sinh nói riêng.

Khoa học đã chứng minh tác dụng của Taurin đối với bà bầu là vô cùng quan trọng. Do đó, bạn cần đặc biệt lưu ý bổ sung đầy đủ hàm lượng theo khuyến cáo để đảm bảo sức khỏe của bản thân cũng thai nhi trong bụng.


Tác giả: Lê Thọ Hưng