Tất tần tật về bệnh trầm cảm khi mang thai

Tất tần tật về bệnh trầm cảm khi mang thai
Bệnh trầm cảm khi mang thai hiện đã trở nên phổ biến. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng hiểu rõ về chứng bệnh này. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn tất cả những nội dung liên quan đến bệnh trầm cảm khi mang thai.

1. Bệnh trầm cảm khi mang thai là gì?

Bệnh trầm cảm khi mang thai là một loại bệnh về tinh thần, khi đó thai phụ sẽ có cảm giác ủ rũ, mệt mỏi và chán nản nhưng không rõ nguyên nhân là gì. Tình trạng này sẽ kéo dài dai dẳng từ ngày này qua ngày khác. Khi mẹ bầu bị bệnh trầm cảm khi mang thai, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, những thay đổi về mặt tâm lý sẽ ảnh hưởng tiêu cực đối với thai nhi, làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai...

Ảnh 1.

Trầm cảm khi mang thai là chứng bệnh khá phổ biển (ảnh:internet)

2. Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm khi mang thai

Các nguyên nhân gây bệnh trầm cảm khi mang thai có thể kể đến như:

Thay đổi nội tiết tố: Đây chính là yếu tố chính gây nên bệnh trầm cảm khi mang thai. Khi nội tiết tốt tăng đột ngột thì những cảm xúc sẽ phát triển mạnh mẽ, các mẹ sẽ trở nên nhạy cảm hơn và suy nghĩ nhiều hơn.

Di truyền: Nếu trong gia đình có người từng bị bệnh trầm cảm hoặc bị rối loạn cảm xúc, các mẹ nên cẩn thận để tránh trường hợp bị mắc bệnh trầm cảm khi mang thai.

Mẹ bầu quá trẻ: Với những phụ nữ mang thai khi còn quá trẻ tuổi, tâm sinh lý chưa ổn định cũng có thể là yếu tố gây nên chứng bệnh trầm cảm khi mang thai.

Phụ nữ bị lạm dụng: Nếu đã từng trải qua những cú sốc quá lớn về mặt tinh thần như bị lạm dụng hay bị đối xử không công bằng có thể khi mang thai lâm lý của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Ảnh 2.

Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai không rõ ràng (ảnh: internet)

3. Dấu hiệu của bệnh trầm cảm khi mang thai

Để nhận biết được chứng bệnh trầm cảm khi mang thai rất khó. Bởi những dấu hiệu của bệnh không rõ ràng. Nếu mẹ bầu xuất hiện những bất thường về mặt tâm sinh lý trong thời gian mang thai thì nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.

Những biểu hiện thay đổi cảm xúc, mẹ bầu nên lưu ý như: cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, không còn vui mừng hay hào hứng về bất cứ điều gì, thể trạng không có sức lực, sụt cân, không tập trung suy nghĩ và khó đưa ra quyết định, khóc nhiều nhưng không rõ nguyên nhân, đau nhức đầu, có ý định tự tử hay tự sát.

4. Cách điều trị bệnh bệnh trầm cảm khi mang thai

Để chân đoán bệnh trầm cảm khi mang thai, các bác sĩ sẽ đưa ra những câu hỏi về mặt tâm sinh lý, từ đó sẽ có phương án điều trị cụ thể, phù hợp.

Ảnh 3.

Nếu dùng thuốc để điều trị bệnh mẹ bầu nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ (ảnh: internet)

Hiện nay, bệnh trầm cảm khi mang thai có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời. Với mẹ bầu, việc điều trị bệnh trầm cảm bằng các loại thuốc chống trầm cảm như Prozac, Zoloft, Paxil... đều được các khuyến cáo không nên dùng, bởi những loại thuốc này không tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Nếu các mẹ bầu vẫn có ý định sử dụng thuốc để điều trị thì cần phải có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài việc dùng thuốc thì còn có những phương pháp điều trị khác nên mẹ bầu không cần phải lo lắng về vấn đề điều trị bệnh bệnh trầm cảm khi mang thai. Các liệu pháp điều trị có thể được áp dụng như biện pháp tâm lý, liệu pháp ánh sáng, châm cứu, ngồi thiền... 

Ngoài ra mẹ bầu nên xây dựng một lối sống lành mạnh. Việc thay đổi phong cách sống cũng được xem là một trong những phương pháp điều trị chứng bệnh bệnh trầm cảm khi mang thai rất hiệu quả. Các chị em nên xây dựng một chế độ sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi thật khoa học. Như thế bạn giúp mẹ bầu cải thiện được cảm xúc, cân bằng tâm lý, giải tỏa áp lực, stress...

Lưu ý, để quá trình điều trị bệnh trầm cảm khi mang thai đạt được hiệu quả cao mẹ bầu không nên thức khuya, bỏ bữa, không nên làm việc căng thẳng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng bệnh trầm cảm khi mang thai. Hy vọng với tất cả những thông tin chúng tôi đã chia sẻ có thể giúp các mẹ bầu hiểu rõ hơn về vấn này và có một thai kỳ thật khỏe mạnh.

Tác giả: Đỗ Hoa