Tập thể dục chữa trầm cảm được không?

Tập thể dục chữa trầm cảm được không?
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục chữa trầm cảm, vậy thực hư tác dụng của tập thể dục với trầm cảm như thế nào?

Theo Viện Sức Khỏe Tâm Thần (Bệnh Viện Bạch Mai), tại Việt Nam có tới 30% dân số được chẩn đoán mắc chứng rối loạn tâm thần. Trong số này, có tới 25% người mắc trầm cảm. Đáng chú ý hơn là mỗi năm trên thế giới số người tự sát do trầm cảm lên tới 36.000 - 40.000 và con số này đang có xu hướng tăng lên.

Năm 2016, một nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân mắc trầm cảm trong độ tuổi ngoài 45 có xu hướng nghĩ đến tự sát hoặc có hành vi tự sát lên tới 36.5%. Điều đó khiến cho nhiều người ngày càng lo lắng về căn bệnh này bởi những dấu hiệu mắc trầm cảm thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý về thần kinh và tâm lý khác.

Bên cạnh việc có thể chữa trầm cảm bằng thực phẩm, nhiều người băn khoăn về việc tập thể dục chữa trầm cảm. Câu trả lời thật sự về giả thuyết này như thế nào?

1. Cơ sở khoa học cho giả thuyết tập thể dục chữa trầm cảm

Các chuyên gia về trầm cảm cho biết tập thể dục chữa trầm cảm là điều hoàn toàn có thể tin tưởng được. Một số cuộc nghiên cứu khác của tạp chí chuyên ngành Archives of Internal Medicine do Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ xuất bản phát hiện rằng tác dụng của việc tập thể dục thường xuyên thậm chí có thể kéo dài hơn so với thuốc chống trầm cảm.

Thường xuyên tập thể dục là một cách hiệu quả để điều trị bệnh trầm cảm nhẹ hoặc trung bình. Hoạt động thể chất làm cho các mô thần kinh khoái cảm của não được kích thích và dẫn đến cảm giác thoải mái. Tập thể dục cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với chứng lo âu.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục chữa trầm cảm khá hiệu quả thay vì dùng thuốc, cách này đặc biệt có tác dụng với trầm cảm nhẹ hoặc trầm cảm trung bình. Nói chung, tập thể dục là một phần trong phương pháp điều trị  để tiếp cận toàn diện căn bệnh này.

Ảnh 2.

Tập thể dục chữa trầm cảm khá hiệu quả thay vì dùng thuốc, cách này đặc biệt có tác dụng với trầm cảm nhẹ hoặc trầm cảm trung bình (Ảnh: Internet)

2. Mối liên hệ giữa tập thể dục chữa trầm cảm và các bệnh về tim mạch

Theo một nghiên cứu về mối liên hệ giữa tập thể dục chữa trầm cảm, kết quả cho thấy những người bị bệnh trầm cảm chỉ tập thể dục bằng 1/2 những người không mắc bệnh. 

Nếu mắc trầm cảm và ít tập thể dục có thể khiến những người bệnh gia tăng nguy cơ gặp các biến chứng về tim mạch như đau tim, đột quỵ,...Có thể nói, trầm cảm và tập thể dục ảnh hưởng lẫn nhau – một lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ trầm cảm và trầm cảm làm tăng khả năng sống không lành mạnh.

3. Những lợi ích khác của tập thể dục chữa trầm cảm

Ngoài việc tập thể dục chữa trầm cảm, lối sống luyện tập thường xuyên còn giúp bạn tăng cường sức khỏe, cụ thể:

- Cải thiện tim mạch

- Giảm nguy cơ chết sớm

- Giảm mức cholesterol

- Giảm huyết áp

- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh

- Cải thiện cơ bắp.

Ảnh 3.

Theo một nghiên cứu về mối liên hệ giữa tập thể dục chữa trầm cảm, kết quả cho thấy những người bị bệnh trầm cảm chỉ tập thể dục bằng 1/2 những người không mắc bệnh. (Ảnh: Internet)

4. Những gợi ý khi vận động

Trước khi quyết định bất kỳ kế hoạch tập thể dục nào , nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là nếu bạn không thực hiện trong một thời gian dài. Một số cách bạn có thể sử dụng để giúp quản lý trầm cảm là:

- Chọn một loạt các hoạt động vui chơi.

- Đề nghị một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè để làm bạn tập, thiếu động lực là một trong những đặc điểm của trầm cảm.

- Tập thể dục 2-5 lần mỗi tuần.

- Kéo dài mỗi buổi tập thể dục ít nhất 30 phút.

- Tập thể dục khoảng 60 đến 70% nhịp tim tối đa của bạn. Để tính toán nhịp tim tối đa của bạn, lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn.

- Hãy nhớ khởi động và tập nhẹ trong suốt quá trình.

- Hãy cố gắng sống tích cực hơn – đi bộ thay vì sử dụng xe cho các chuyến đi ngắn, hoặc sử dụng thang bộ thay cho thang máy và thang cuốn khi có thể.

Tác giả: Phương Thuận