Tập tạ có ảnh hưởng đến chiều cao? Những lưu ý cần thiết khi tập tạ

Tập tạ có ảnh hưởng đến chiều cao? Những lưu ý cần thiết khi tập tạ
Nhiều người thắc mắc rằng liệu việc tập tạ có gây ảnh hưởng đến chiều cao hay không, liệu có khiến cơ thể bị lùn đi nên e ngại khi tập tạ. Tìm câu trả lời cho việc tập tạ có ảnh hưởng đến chiều cao hay không qua bài viết dưới đây.

1. Tập tạ có ảnh hưởng đến chiều cao hay không?

Thực tế không ít người cho rằng việc tập tạ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chiều cao và đặc biệt khiến cơ thể lùn đi như những vận động viên tập tạ. Tuy nhiên, bản chất yếu tố gây ảnh hưởng đến chiều cao lại chính từ gen của cha mẹ và chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ khi còn bé.

Vì vậy việc tập tạ thực chất không làm giảm chiều cao hay khiến bạn bị lùn đi như những lời đồn đại thường nghe. Ngược lại nếu tập luyện đúng cách, chăm chỉ thì bạn còn có thể thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của cơ thể.

Đây là lý do việc tập luyện và nghỉ ngơi cần hợp lý sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều Human Growth Hormone HGH), đây là một loại hormone cơ bản giúp con người phát triển toàn diện về thể chất. Ngoài ra, hormone này còn là yếu tố tác động lớn đến mật độ xương, khối lượng cơ bắp và tỷ lệ mỡ trên cơ thể.

Tập tạ có ảnh hưởng đến chiều cao? Những lưu ý cần thiết khi tập tạ - Ảnh 2.

Tập tạ không khiến bạn bị lùn đi - Ảnh Internet

Cơ chế của việc tập Squat hay bài tập ngồi xổm để gánh tạ là bài tập tạo ra lực đè nén lên cột sống lớn. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc khi tập tạ hay squat có thể cản trở sự phát triển của chiều cao và càng không thể khiến bạn bị lùn đi. Do đó, tập tạ có ảnh hưởng đến chiều cao hay không thì câu trả lời là có nhưng ảnh hưởng theo hướng tích cực nếu bạn tập luyện đúng cách chứ không khiến bạn bị lùn đi.

Các kỹ thuật tập squat chính xác là giải pháp tốt hiệu quả cho việc phát triển nền tảng của sức khỏe, giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất HGH tự nhiên.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết các bạn trẻ khi đang trong độ tuổi phát triển khi tập tạ hay tập squat cần lưu ý một số yếu tố như: Cần tập tập trung cho động tác thực hiện, cần tập đúng động tác vì nếu tập sai hay tập luyện không tập trung khi thực hiện động tác sẽ khiến bài tập mất đi tác dụng.

2. Những lưu ý khi tập luyện với tạ

Ở cơ bắp của người có độ tuổi thanh niên có thể phát triển để chịu được những khối lượng tạ tăng dần, tuy nhiên dây chằng và gân thì lại khó có thể thực hiện được điều đó. Do vậy đối với những trường hợp này, các bộ phận trên vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

Đây là yếu tố khiến thanh niên ở lứa tuổi chưa trưởng thành chưa đủ khỏe để có thể kiểm soát mức tạ quá lớn. Vì vậy điều này là một trong những nguy cơ khiến bạn tập sai kỹ thuật và thậm chí khiến cơ thể bị chấn thương.

Tập tạ có ảnh hưởng đến chiều cao? Những lưu ý cần thiết khi tập tạ - Ảnh 3.

Lựa chọn hình thức tập tạ phù hợp với độ tuổi phát triển của cơ thể - Ảnh Internet

Các hình thức luyện tập phù hợp với các bạn trẻ còn trong độ tuổi phát triển lúc này là các bài tập thiên về sự linh hoạt, tốc độ, sức bền. Vì vậy bạn cần chú trọng vào các bài tập và sửa các vấn đề về tư thế tập cho đúng.

Không chỉ vậy, đối với lứa tuổi thanh thiếu niên hay thậm chí dân văn phòng đều phải ngồi học hoặc ngồi làm việc trong suốt nhiều giờ liền. Kèm theo đó là thói quen sử dụng điện thoại liên tục dẫn đến các tư thế xấu như: gù lưng, võng lưng. Đối với các tư thế này vô tình khiến thân trên của cơ thể bị cong lại và điều này tạo ra cảm giác bị lùn đi, cơ thể thiếu sức sống.

Để hỗ trợ tối ưu cho việc phát triển chiều cao, các chuyên gia đưa ra lời khuyên các bạn trẻ nên tập luyện thể chất với tần suất đều đặn và tập luyện đúng kỹ thuật. Ngoài ra để có chiều cao và vóc dáng cân đối thì cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối để bảo vệ sức khỏe.

Ngoài các bài tập luyện để phát triển thể chất, tăng chiều cao thì dinh dưỡng cũng cần được quan tâm. Cơ thể muốn phát triển toàn diện cần nạp đủ chất béo, chất đạm. Hai chất này có tác động trực tiếp tới việc phục hồi cơ thể sau quá trình luyện tập. Bạn cũng cần bổ sung cho cơ thể các loại vitamin D, K, B và các loại khoáng chất như canxi, magie, kẽm,... vì chúng đều quan trọng trong quá trình hỗ trợ phát triển chiều cao của cơ thể.


Tác giả: Nắng Mai