Bài tập đẩy cằm
Là bài tập có hiệu quả tốt trên bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ, có tác dụng kéo giãn các cơ ở vùng trước và sau cổ, nên làm các đốt sống cổ được hạn chế bớt tình trạng bị đè ép liên tục.
Để thực hiện bài tập, bệnh nhân ngồi ngay ngắn ở tư thế thẳng, dùng hai tay trái và phải đan vào nhau, hai ngón cái áp sát song song vào nhau. Bệnh nhân dùng hai ngón tay cái đặt dưới cằm, đẩy cằm từ từ về sau tối đa. Bệnh nhân đếm từ 1 đến 5, sau đó trở về tư thế ban đầu.
Sau đó, bệnh nhân giữ hai tay ôm sau đầu, kéo đầu về trước gập cằm vào ngực, đếm đến năm và trở về tư thế ban đầu. Bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ thực hiện luân phiên hai động tác trên 10 lần mỗi ngày sẽ hiệu quả tích cực.
Bài tập xoay cổ
Bài tập xoay cổ trên bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ có nhiều tác dụng khác nhau như thư giãn các cơ vùng cổ, giảm cứng cổ, giảm sự chèn ép các dây thần kinh vùng cổ,...
Thực hiện bài tập khá đơn giản, bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ ngồi hoặc đứng để có thể thực hiện được, nhưng bệnh nhân nên ngồi hơn là đứng để tránh bị ngã do chóng mặt sau khi luyện tập. Bệnh nhân ngửa đầu ra sau tối đa, xoay cổ theo chiều kim đồng hồ, rồi lại xoay theo chiều ngược lại. Mỗi lần luyện tập nên kéo dài từ 1 đến 2 phút, nên luyện tập đều đặn mỗi ngày.
Bài tập con lạc đà
Có tác nhiều tác dụng khác nhau như thư giảm đau cổ, vai gáy, kéo giãn các đốt sống và thư giãn các cơ quan nội tạng trong cơ thể, bài tập con lạc đà là một trong các bài tập hữu ích đối với bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ.
Bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ thực hiện bài tập bằng cách, quỳ gối trên nền, đứng bằng hai gối, hai bàn tay nắm lấy hai cổ chân, ngửa thẳng cổ lên trên. Giữ tư thế như vậy trong khoảng 30 giây rồi luyện tập động tác khác.
Trên đây là 3 bài tập giúp giảm đau cho người bị thoái hóa cột sống cổ ngay tại nhà một cách hiệu quả. Để có được hiệu quả giảm đau tốt, hãy kiên trì thực hiện đều đặn các động tác trên hằng ngày.
Luyện tập các bài tập tại nhà đang là xu hướng rất phổ biến khi những bài tập này giúp bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ giảm bớt đau đớn và không để lại tác dụng phụ sau quá trình áp dụng như khi sử dụng các biện pháp giảm đau khác chẳng hạn như dùng thuốc hay phẫu thuật.
Tuy nhiên, khi áp dụng các bài tập tại nhà người bệnh nên lưu ý một số điều sau:
Có chế độ luyện tập thích hợp:
Việc luyện tập các bài tập giúp giảm đau cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ chỉ thực sự khi bệnh nhân có một chế độ luyện tập thích hợp. Khi luyện tập bệnh nhân cần đảm bảo cường độ vừa phải không lạm dụng luyện tập quá nhiều lần để nhanh chóng có hiệu quả vì như vậy sẽ làm nặng hơn tình trạng bệnh và gây đau đớn nhiều hơn.
Đồng thời, cũng nên lựa chọn các động tác mà bản thân có thể thực hiện được, không nên cố gắng tập các động tác quá khó vượt qua sức chịu đựng của bản thân. Điều này rất nguy hiểm bởi cột sống của bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ có thể bị tổn thương nhiều hơn.
Kiên trì luyện tập:
Kiên trì luyện tập là điều rất quan trọng khi muốn giảm đau thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài tập tại nhà. Hiệu quả giảm đau của các bài tập này không được biểu hiện ngay khi mới bắt đầu luyện tập mà cần phải trải qua một thời gian mới bắt đầu có những hiệu quả mong muốn. Do vậy, người bệnh thoái hóa cột sống cổ cần có sự kiên trì luyện tập đều đặn.