Mong đợi sau phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi và một số điều cần biết

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Mong đợi sau phẫu thuật tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi và một số điều cần biết
Tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi sau phẫu thuật điều trị là yêu cầu rất quan trọng giúp bệnh nhân lấy lại chức năng lưỡi và đảm bảo tính thẩm mỹ sau điều trị.

1. Vì sao cần tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi?

Khi bệnh nhân bị ung thư lưỡi, phẫu thuật cắt bớt một phần lưỡi để điều trị bệnh là phương pháp điều trị rất phổ biến. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, lưỡi bị giảm thể tích và hình dạng bị thay đổi nên gây ảnh hưởng nhiều đến các chức năng hoạt động liên quan đến lưỡi (nói chuyện, nuốt thức ăn,...) và gây ảnh hưởng nhiều về thẩm mỹ.

Vì vậy, vấn đề tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi là vấn đề rất quan trọng để có thể giúp bệnh nhân tạo hình lại lưỡi nhằm đảm bảo thực hiện các hoạt động chức năng liên quan đến lưỡi tốt nhất có thể và đảm bảo tính thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, ung thư lưỡi giai đoạn đầu thường nhầm lẫn với các bệnh lý khoang miệng thông thường nên bệnh ung thư lưỡi thường được phát hiện muộn khi các tổn thương đã trở nên nghiêm trọng, khối u xâm nhập nhiều thành phần. Điều này khiến phẫu thuật cắt bỏ lưỡi tạo nên khuyết hổng nhiều hơn vì vậy tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi cũng khó khăn hơn.

2. Các phương pháp tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi

Trước kia, các bệnh nhân ung thư lưỡi sau khi phẫu thuật thường được xử lý tạo hình bằng may khép, tuy nhiên khi may khép bệnh nhân lại có thể gặp phải các tình trạng co rút gây ảnh hưởng lớn đến độ tự do và thể tích lưỡi. Ngày nay, nhiều phương pháp tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi tiến bộ hơn đã được đưa vào sử dụng.

Một số phương pháp tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi hay được sử dụng trên lâm sàng hiện nay có thể kể đến như ghép vạt da, ghép vạt niêm mạc, ghép vạt tự do, ghép vạt cơ mút và ghép vạt cơ dưới móng.

Mỗi phương pháp phẫu thuật tạo hình đều có những ưu và nhược điểm nhất định, phù hợp với những bệnh nhân có mức độ khuyết hổng và tổn thương khác nhau. Do vậy, việc sử dụng phương pháp tạo hình, tái tạo lưỡi nào cho bệnh nhân ung thư lưỡi cần phải có sự cân nhắc và đánh giá kỹ lưỡng của bác sĩ về tình hình bệnh của bệnh nhân.

3. Mong đợi sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi

Kết quả tạo hình sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi nhìn chung có sự khác nhau tương đối giữa các bệnh nhân, do kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như phương pháp phẫu thuật khuyết hổng tạo thành sau phẫu thuật điều trị, sự phục hồi sau phẫu thuật,...

Tuy nhiên về cơ bản sau phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi, phần đông bệnh nhân không bị ảnh hưởng nhiều đến khả năng di động lưỡi, vị giác và nếm thức ăn không bị thay đổi nhiều, khả năng nuốt không gặp quá nhiều trở ngại.

Nhưng đối với khả năng nói, tỉ lệ bệnh nhân có khả năng phát âm bình thường chiếm tỉ lệ khá thấp, phần đông bệnh nhân có hiện tượng nói ngọng. Điều này được giải thích là do sự phát âm của bệnh nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng di động của lưỡi mà còn phụ thuộc vào cả thể tích của lưỡi trong khoang miệng của bệnh nhân.

Có thể thấy rằng, phẫu thuật tạo hình, tái tạo lưỡi cho bệnh nhân ung thư lưỡi đóng vai trò rất quan trọng trong khôi phục chức năng của bệnh nhân và tăng tính thẩm mỹ giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng sống. Vì vậy, bệnh nhân nên tham vấn bác sĩ điều trị để được tư vấn về những phương pháp tạo hình, tái tạo lưỡi tối ưu nhất cho bản thân khi điều trị.


Tác giả: Quang Nam