Tại sao vết khâu tầng sinh môn bị cứng? Hướng dẫn chăm sóc tầng sinh môn cho sản phụ đúng cách

Tại sao vết khâu tầng sinh môn bị cứng? Hướng dẫn chăm sóc tầng sinh môn cho sản phụ đúng cách
Vết khâu tầng sinh môn bị cứng, nguyên nhân do đâu có nguy hiểm tới sức khỏe sản phụ hay không? Tất cả mọi thông tin mẹ sau sinh cần biết.

Mẹ sau sinh cần biết, thủ thuật khâu tầng sinh môn được thực hiện nhanh chóng với thời gian chỉ từ 10 đến 20 phút. Tuy nhiên, đây là thủ thuật cần đòi hỏi bác sĩ có kỹ thuật, tỉ mỉ và cẩn trọng nhằm đảm bảo sức khỏe vùng kín cho mẹ sau sinh.

Vậy vết khâu tầng sinh môn bị cứng xảy ra do đâu? Có nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ hay không? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ sau sinh hiểu rõ hơn để đảm bảo an toàn cho bản thân.

1. Tầng sinh môn là gì?

Tầng sinh môn được biết cụ thể như sau: Trong cấu trúc cơ thể nam và nữ giới đều có tầng sinh môn. Đối với nữ giới, tầng sinh môn còn được biết là nằm ở vị trí giữa hậu môn và âm hộ.

Đây còn được biết là khu vực nằm giữa xương mu và xương cụt, có chiều dài từ 3 đến 4 cm. Với cấu trúc gồm 3 tầng như sau:

- Tầng sâu gồm cơ ngồi cụt và cơ nâng hậu môn cụt được bao bọc bởi hai lá cân của tầng sinh môn sâu.

- Tầng giữa là cơ thắt niệu đạo và cơ ngang sâu, các cơ này nằm ở tầng sinh môn trước và cũng được bao bọc bởi hai lá cân ở tầng sinh môn giữa.

- Tầng sinh môn nông cụ thể gồm cơ khít âm môn, cơ hành hang, cơ ngồi hang, và cơ ngang nông, cơ thắt hậu môn.

Tầng sinh môn là gì? Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Vết khâu tầng sinh môn bị cứng xảy ra do đâu? Có nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ hay không? - Ảnh Internet

Chức năng cụ thể của tầng sinh môn như sau: Đây là nơi tiếp nhận tinh trùng, có tác dụng nâng đỡ các cơ quan vùng chậu và giãn nở khi người phụ nữ sinh đẻ.

Đồng thời, đây cũng là nơi kích thích tình dục, vì vậy việc rách tầng sinh môn không chỉ gây ra cảm giác đau đớn mà còn làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận khoái cảm tình dục ở phụ nữ.

2. Khâu tầng sinh môn xảy ra khi nào?

Khả năng giãn nở của các cơ tầng sinh môn khi người phụ nữ sinh nở. Lúc này, các cơ này sẽ tạo điều kiện để dễ dàng cho thai nhi ra ngoài. Tuy nhiên, khi em bé quá to, lúc này người mẹ không rặn đúng cách hoặc cửa mình của người mẹ mở không đủ. Bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách thực hiện một đường rạch ở sinh môn nhằm mở rộng đường cho thai nhi ra ngoài.

Biện pháp rạch tầng sinh môn có tác dụng giúp em bé được sinh ra một cách an toàn cũng như tránh các tổn thương cho não bộ em bé và không gây tổn thương nghiêm trọng cho âm đạo của người mẹ.

Tuy nhiên, trước khi thực hiện khâu tầng sinh môn, bác sĩ cũng sẽ thực hiện việc gây tê âm đạo cho người mẹ rồi mới rạch từ mép âm hộ xuống đến hậu môn khoảng 3 đến 5 cm. Chiều dài của vết rách cũng có thể khác nhau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan như:

- Cân nặng dự đoán của em bé.

- Khả năng mở rộng âm đạo của người mẹ.

Mẹ bầu trước khi sinh có thể đọc thêm bài viết: Tìm hiểu những mẹo dân gian giúp sinh nhanh cho mẹ bầu.

Ngay sau khi sinh em bé xong, bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn cho người mẹ bằng chỉ tự tiêu. Ngôaif ra, vết mổ này cần được khâu khít lại đảm bảo an toàn và không có biến chứng cũng như các ảnh hưởng như quan hệ vợ chồng sau này.

Lưu ý, vết khâu tầng sinh môn đối với mẹ sau sinh có thể ra nhiều máu, khiến cho mẹ sau sinh bị đau đớn khoảng 5 ngày.

Ngoài ra, việc tái tạo vùng kín giúp thu nhỏ sau quá trình sinh nở và quan hệ vợ chồng. Do đó, dịch vụ khâu tầng sinh môn cũng trở nên phổ biến hơn.

Tầng sinh môn là gì? Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Trước khi thực hiện khâu tầng sinh môn, bác sĩ cũng sẽ thực hiện việc gây tê âm đạo cho người mẹ rồi mới rạch từ mép âm hộ xuống đến hậu môn khoảng 3 đến 5 cm - Ảnh Internet

3. Khâu tầng sinh môn có tiêm thuốc tê không?

Nhiều sản phụ thắc mắc liệu khâu tầng sinh môn có tiêm thuốc tê không thì câu trả lời là Có. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng, trong tất cả các trường hợp sản phụ cần rạch tầng sinh môn trong quá trình sinh nở đều được tiêm thuốc tê khi khâu.

Do đó, phụ nữ có thể an tâm trong lúc khâu và sau khi khâu khoảng thời gian chưa hết thuốc tê sản phụ sẽ không quá đau đớn.

Trường hợp nào sản phụ bị "khâu sống" tầng sinh môn sau sinh?

Thực chất, các trường hợp sản phụ bị khâu sống tầng sinh môn sau sinh là do thuốc tê đã hết tác dụng, đồng thời lúc này phụ nữ sau sinh tỉnh táo nên cảm giác đau sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xảy ra do đường chỉ khâu quá chặt khiến cơn đau mạnh nên nhiều sản phụ nghĩ rằng do khi khâu mình không được tiêm thuốc tê.

Một số trường hợp khác bị đau kéo dài sau khi khâu tầng sinh môn có thể do nhiễm trùng, các trường hợp này tốt nhất nên sớm tới bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Đặc biệt, không tự ý sử dụng thuốc, kem giảm đau hoặc kinh nghiệm dân gian và bôi các loại thuốc không rõ nguồn gốc có thể làm nặng hơn vết nhiễm trùng và gây hậu quả khó lường.

4. Tại sao vết khâu tầng sinh môn bị cứng và đau?

Thực chất, sau khi thực hiện khâu tầng sinh môn, có một số phụ nữ có cảm giác tầng sinh môn bị tê cứng và không có cảm giác. Đây là nỗi lo lắng của mọi phụ nữ. Đặc biệt đối với các mẹ mới sinh con lần đầu khi chưa có kinh nghiệm sinh nở.

Tại sao vết khâu tầng sinh môn bị cứng? Hướng dẫn chăm sóc tầng sinh môn cho sản phụ - Ảnh 4.

sau khi thực hiện khâu tầng sinh môn, có một số phụ nữ có cảm giác tầng sinh môn bị tê cứng và không có cảm giác - Ảnh Internet

4.1. Nguyên nhân khiến cho vết khâu tầng sinh môn bị cứng

- Vết khâu còn mới, các tổn thương của da và cơ chưa lành, điều này khiến phụ nữ có cảm giác bị căng và tức ở vùng âm đạo.

- Thuốc tê được bác sĩ tiêm trước khi thực hiện khâu tầng sinh môn có thể chưa hết tác dụng, cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc tê khiến cho tầng sinh môn ở phụ nữ bị cứng sau khi khâu.

- Nguyên nhân khác dẫn đến vết khâu tầng sinh môn bị cứng có thể xuất hiện do loại chỉ khâu của tầng sinh môn kém chất lượng và gây ảnh hưởng đến chất lượng vết khâu cũng như làm cho phụ nữ sau khi thực hiện khâu tầng sinh môn cảm thấy bị cứng, căng tức vùng sinh môn.

- Hậu sản cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến vết khâu tầng sinh môn ở phụ nữ bị cứng.

4.2. Vết khâu tầng sinh môn bị đau do nguyên nhân nào?

Thực tế, sản phụ có thể bị đau do rách vết khâu tầng sinh môn. Một vài dấu hiệu nhận biết sản phụ bị rách vết khâu tầng sinh môn như sau:

- Vết khâu tầng sinh môn của sản phụ bị đau bất thường, bị lên mủ và có mùi hôi. Đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng ở tầng sinh môn.

- Sản phụ bị sốt hoặc ớn lạnh.

- Xuất hiện tình trạng đau vùng bụng dưới.

- Có cảm giác đau và nóng rát khi sản phụ đi tiểu.

- Không thể kiềm chế nếu muốn đi đại tiện và không kiểm soát được tình trạng trung tiện.

- Có thể bị chảy máu nhiều hoặc ra cục máu đông.

Trong quá trình chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cho sản phụ, thời gian sản phụ bị đau do vết khâu tầng sinh môn gây ra sẽ kéo dài khoảng 2 ngày nếu sản phụ được chăm sóc đúng cách.

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn cho sản phụ đúng cách thì chỉ sau 2 ngày, sản phụ sẽ bớt đau, giảm tình trạng sưng và không bị nhiễm trùng. Lúc này, vết thương ở tầng sinh môn sẽ không còn gây ra nhiều khó khăn đối với mẹ sinh thường.

Có thể mẹ sau sinh cần tìm hiểu thêm thông tin về hậu sản qua bài viết: Tổng hợp nguyên nhân bị hậu sản sau sinh nguy hiểm cho sản phụ?

5. Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm không?

Thực tế, hậu quả của vết khâu tầng sinh môn bị cứng không nghiêm trọng như bạn nghĩ. Hầu hết các trường hợp bị cứng ở vết khâu tầng sinh môn đều không nghiêm trọng và ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Tầng sinh môn là gì? Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm không? - Ảnh 4.

Hầu hết các trường hợp bị cứng ở vết khâu tầng sinh môn đều không nghiêm trọng - Ảnh Internet

Đây là trường hợp thường gặp đối với phụ nữ sau sinh hoặc sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu vết khâu cứng do hậu sản thì phụ nữ sau sinh tuyệt đối không chủ quan, cần cẩn trọng vì hậu sản cực kỳ nguy hiểm đối với sức khoẻ của người mẹ sau sinh.

6. Làm gì khi vết khâu tầng sinh môn bị cứng?

Muốn vết khâu tầng sinh môn nhanh chóng lành và hết bị cứng dù đau đớn, phụ nữ cần chủ động thực hiện các biện pháp sau:

- Chủ động vệ sinh vết khâu sạch sẽ.

- Chăm sóc vết khâu cẩn thận.

- Mẹ sau sinh sẽ được kê đơn thuốc chống viêm và nhiễm trùng vết thương, cần uống thuốc đầy đủ.

7. Hướng dẫn cách chăm sóc tầng sinh môn sau sinh

Đối với vết khâu tầng sinh môn sau sinh được biết tương tự như các vết khâu khác trên cơ thể con người khi bị thương. Do đó, nếu không chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách sẽ khiến vết khâu lâu lành và thậm chí với điều kiện thuận lợi còn có thể gây ra nhiều nguy hiểm khác như: đứt chỉ, nhiễm trùng và co cơ,...

Tầng sinh môn là gì? Vết khâu tầng sinh môn bị cứng có nguy hiểm không? - Ảnh 5.

Vệ sinh vết khâu ở tầng sinh môn đúng cách để không gây ra hậu quả nghiêm trọng về sau - Ảnh Internet

Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn đúng cách bằng cách:

- Trong 3 ngày đầu, nên sử dụng dung dịch bác sĩ kê để thấm ướt bông gòn và bôi nhẹ lên vết thương mỗi ngày 1 lần.

- Đối với băng vệ sinh, phụ nữ thực hiện khâu tầng sinh môn cần thay ít nhất 6 lần/ngày và kiểm tra xem có sản dịch ra nhiều hay không, có màu gì và có xuất hiện mùi hôi hay không.

- Ngay khi nhận thấy bất thường như sản dịch có mùi hôi, cần nhanh chóng nhận tư vấn từ bác sĩ cũng như tới cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra kịp thời.

Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc hoặc kem giảm đau cũng như các mẹo dân gian vì có thể để lại hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Chú ý, nên đi lại nhẹ nhàng, không hoạt động mạnh và tuân thủ theo các chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi từ bác sĩ để vết khâu nhanh chóng hồi phục.

Những thông tin trên về hiện tượng vết khâu tầng sinh môn bị cứng có thể giúp mẹ sau sinh hiểu một phần nào về tình trạng này. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn cần thực hiện thăm khám bác sĩ để kịp thời phát hiện và điều trị các bệnh lý phụ khoa một cách kịp thời nếu trường hợp vết khâu bị cứng kéo dài mà không có biểu hiện thuyên giảm.


Tác giả: Nắng Mai