Stresss khiến nhiều người tăng đường máu, điều này là do các hormone như cortisol và epinephrine được sản sinh tự nhiên ra khi tâm lý bạn căng thẳng, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao.
Tình trạng đường máu cao càng khó kiểm soát hơn với những người đang mắc các chứng bệnh suy giảm insulin hay đái tháo đường.
Ảnh: Internet
Tình trạng sẽ được cân chỉnh tốt hơn nếu được phát hiện sớm, đường máu cao thường được biểu hiện qua trạng thái cơ thể uể oải mệt mỏi, mờ mắt, khát nước thường xuyên và đi tiểu nhiều.
Nếu bệnh đã chuyển nặng thì người bệnh bị sốt cao, đau bụng, buồn nôn, thở gấp, hơi thở có mùi, mất kiểm soát trí lực, yếu cơ và có thể dẫn đến bất tỉnh.
Stress kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: rối loạn về thận, suy giảm thị lực, tổn thương mạch máu và hệ thần kinh và nhiễm khuẩn là những nguy cơ mà người có chỉ số đường máu cao do stress kéo dài phải đối mặt.
Nếu tình trạng chuyển biến nhanh mà không có biện pháp kiểm soát kịp thời có thể dẫn đến các cơn đau tim dữ dội và đột quỵ.
Ngoài ra, khi yếu tố tâm lý thiếu ổn định làm gia tăng chỉ số đường cản trở sinh hoạt thường ngày như mất cảm giác ngon miệng với thực phẩm, thay đổi thói quen làm suy giảm thể chất nghiêm trọng.
Thực hiện một số biện pháp sau đây để quản lý chỉ số đường máu:
- Khi có dấu hiệu tâm lý bất ổn cũng như cảm thấy căng thẳng quá độ người bệnh cần tiến hành kiểm tra đường máu để có thể cân chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như điều trị bằng thuốc.
- Nói chuyện với bác sĩ về những thay đổi đột xuất của bản thân để có cách khắc phục hiệu quả nhất, ví dụ bác sĩ thay đổi liều lượng thuốc hoặc bổ sung một số loại cần thiết khác.
- Đối mặt và tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng tâm lý bằng một số thay đổi lối sống. Thử tìm đến một bộ môn thể thao tốt cho tinh thần như đi bộ, thiền, yoga để thư giãn giảm gánh nặng tinh thần một cách hiệu quả. Ngoài ra, cải thiện giao tiếp bằng cách nói chuyện với bạn bè người thân, nếu cần có thể đến tư vấn điều trị với bác sĩ tâm lý.
Tập yoga giúp giảm stress hiệu quả (Ảnh: Internet)
- Tự trang bị kiến thức về bệnh đường máu cao, đái tháo đường và có dụng cụ theo dõi chỉ số đường máu tại nhà.
- Nâng cao chất lượng giấc ngủ cũng là một biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý chỉ số đường, nên ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và không nên ngủ quá con số đó.
BS. Thiện Trí
Theo Newhealthadvisor