Nếu bạn bị tăng đường huyết mà không hiểu nguyên nhân tại sao thì hãy xem lại ngay liệu bạn có mắc phải yếu tố gây đường huyết nào dưới đây không nhé. Đôi khi mặc dù người bệnh đã tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị cho bệnh tăng đường huyết nhưng vẫn gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature năm 2014 đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ các chất ngọt nhân tạo không chứa calo, như loại tìm thấy trong soda ăn kiêng và các chất ngọt được thêm vào cà phê và trà, thực sự dẫn tới việc dung nạp glucose và tăng nồng độ đường trong máu, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Nên loại bỏ soda khỏi danh mục các đồ uống lành mạnh vì chúng là yếu tố gây tăng đường huyết (Ảnh: Internet)
Mặc dù các thực phẩm giàu chất béo không trực tiếp làm tăng đường huyết, nhưng chúng có thể gây kháng insulin, và do cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa nên chúng sẽ làm cho mức đường huyết biến động tăng lên trong nhiều giờ.
Các đồ ăn giàu chất béo có khả năng ảnh hưởng tới lượng đường huyết (Ảnh: Internet)
Đôi khi có một loại đồ ăn nào đó mà bạn sẽ không bao giờ biết được rằng chúng lại có khả năng ảnh hưởng tới lượng đường huyết của bạn. Đây chính là lý do tại sao việc chú ý tới cách thức mỗi loại thức ăn ảnh hưởng tới bạn như thế nào là rất quan trọng.
Nghiên cứu của trường Đại học Tel Aviv chỉ ra rằng lượng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có sự biến động tăng vào ngày các bệnh nhân bỏ bữa sáng. Các nhà nghiên cứu tin rằng, chức năng của các tế bào beta tuyến tụy, nơi sản sinh insulin, đã bị ảnh hưởng theo cách tiêu cực khi bỏ bữa sáng.
Kết quả của một nghiên cứu đăng trên tạp chí Diabetotogia đã vẽ lên một bức tranh về tác động của bữa ăn tối. Những người tham gia ăn một bữa sáng lớn (700 calo) và một bữa tối nhẹ vào buổi tối (200 calo) đã kiểm soát mức đường trong máu tốt hơn những người ăn một bữa sáng nhẹ (200 calo) và bữa tối lớn (700 calo). (Cả hai nhóm này đều tiêu thụ 600 calo vào bữa trưa)
Điều đáng chú ý là lượng đường huyết cũng có xu hướng tăng vào buổi sáng sớm, vào khoảng 4h tới 5h sáng. Nhưng những người bị tiểu đường tuýp 2 có thể kiểm soát tốt hơn hiện tượng này bằng việc ăn bữa tối sớm hơn.
Một trong những yếu tố gây tăng đường huyết là kỳ kinh nguyệt. Sự biến động mức hormone trước và trong kỳ kinh nguyệt có thể tăng kháng insulin tạm thời, gây ra việc tăng đường huyết.
Hầu hết phụ nữ cho biết có sự gia tăng đường huyết vào những ngày trước kỳ kinh, trong khi một số lại bị giảm đường huyết.
Có sự biến động về đường huyết trong kỳ kinh nguyệt (Ảnh: Internet)
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn ảnh hưởng tới mức đường huyết thì hãy nói với bác sỹ để điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp nhất khi kỳ kinh xuất hiện.
Tập thể dục rất quan trọng đối với việc kiểm soát tiểu đường tuýp 2. Ngoài việc giúp bạn duy trì cân nặng có lợi cho sức khỏe hay giảm cân, cũng như làm giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim, các hoạt động thể chất làm tăng độ nhạy cảm insulin của cơ thể và giúp các tế bào loại bỏ đường ra khỏi máu và chuyển hóa nó thành năng lượng.
Stress là yếu tố gây tăng đường huyết không thể phủ nhận. Stress làm tăng cortisol khiến chúng ta kém nhạy cảm với insulin của cơ thể hoặc insulin tiêm. Stress có thể về thể chất, chẳng hạn như bị chấn thương, hoặc về tinh thần như trục trặc trong hôn nhân, khủng hoảng trong công việc.
Stress là yếu tố gây tăng đường huyết không thể phủ nhận (Ảnh: Internet)
Khi bị ốm hoặc bị viêm nhiễm, cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormone để chống lại bệnh tật. Điều này là tốt nhưng có một nhược điểm đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2 đó là mức đường huyết có thể tăng cao. Trong một số trường hợp nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn tới hôn mê sâu đe dọa tới tính mạng.
Thuốc trị bệnh là yếu tố gây tăng huyết không nên bỏ qua. Một số các thuốc được bán theo yêu cầu hay thuốc kê theo đơn, thậm chí một số loại vitamin và thuốc bổ, đã được chứng minh là cũng làm tăng đường huyết. Ví dụ như corticosteroid, các thuốc chữa bệnh hen suyễn, thuốc tránh thai, thuốc chống trầm cảm, một số thuốc đặc trị mụn trứng cá.
Cẩn trọng khi sử dụng các loại thuốc gây ảnh hưởng đến đường huyết (Ảnh: Internet)
Ngủ không đủ cũng có thể dẫn tới lượng đường trong máu tăng đột biến. Các chuyên gia cho biết các kết nối có thể liên quan tới sự suy giảm hormone cortisol và hoạt động của hệ thần kinh trong giấc ngủ sâu, cùng với những thay đổi khác của cơ thể trong khi ngủ được cho là giúp điều hòa lượng đường trong máu.
Bệnh nướu răng từ lâu đã được công nhận là biến chứng của tiểu đường tuýp 2. Ngược lại, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, nướu không khỏe mạnh có thể làm tăng đường huyết. Theo Hiệp hội Nha sỹ Mỹ, các vi trùng từ các nướu răng bị viêm có thể bị nhiễm vào máu. Cơ thể sau đó sản xuất các phân tử gây hại theo một số cách, một trong số đó là làm tăng đường huyết.
Nướu không khỏe mạnh có thể là yếu tố gây tăng đường huyết