Tầm soát ung thư phổi và những điều bạn cần biết

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Tầm soát ung thư phổi và những điều bạn cần biết
Ung thư phổi nên tầm soát ở đâu? Và tầm soát ung thư phổi như thế nào là đúng cách?

Theo nghiên cứu thì những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) nếu được phát hiện sớm sẽ có tiên lượng sống cao (ước tính khoảng 92% sống trên 5 năm nếu ung thư có kích thước nhỏ hơn 1 cm).

Tuy nhiên nếu đã bắt đầu di căn xa về gan hay tuyến thượng thận thì tỷ lệ sống chỉ còn 1%. Vì thế tầm soát ung thư phổi là vô cùng quan trọng để cuộc sống thêm khỏe mạnh.

Theo số liệu thống kê từ Globocan, trong năm 2008, tỷ lệ mắc ung thư phổi ước tính khoảng 13% trên tổng số ca bệnh mới và khoảng 18,2% các trường hợp tử vong trong biểu đồ thống kê các bệnh ung thư toàn cầu.

Đặc biệt là đối với UTPKTBN được xem như một căn bệnh có độ nguy hiểm cao cho người mắc.

1. Phòng ngừa ung thư phổi như thế nào?

Để phòng ngừa thì bạn cần nắm được các yếu tố là nguyên nhân gây ung thư phổi:

- Người hút thuốc và người bị hít khói thuốc (thụ động)

- Khí Amiante, Radon cùng với không khí ô nhiễm hay tiền căn đã xạ trị phổi

- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi

Trong các nguyên nhân trên thì việc hút thuốc và người hít khói thuốc thụ động là yếu tố phổ biến cũng như quan trong nhất. Do đó việc ngừng hút thuốc được xem là cách phòng tránh ung thư phổi tốt nhất.

2. Ung thư phổi có thể được phát hiện sớm không?

Bệnh ung thư phổi thường có các triệu chứng như: Đau ngực, khó thở, ho, hạch cổ, khàn tiếng. Với cbệnh nhân ung thư phổi khi ở giai đoạn đầu thường không rõ ràng trong biểu hiện.

Do đó để phát hiện sớm thì cần phải tiến hành tầm soát ung thư phổi với những người có khả năng và đang nghi ngờ bị ung thư phổi nhưng chưa có triệu chứng cụ thể gì.

Ngày nay, nền y học ngày một hiện đại hơn, nhóm người có khả năng bị ung thư phổi cũng được xác định, các công cụ tầm soát ung thư phổi cũng có sẵn vì thế mà việc phát hiện sớm là hoàn toàn khả thi.

3. Nhóm người cần phải tầm soát ung thư phổi sớm

Hai nhóm người dưới đây đều cần phải làm tầm soát ung thư phổi càng sớm càng tốt so có nguy cơ mắc bệnh cao nhất:

- Nhóm người thuộc nhóm từ 50 tuổi trở lên không hút thuốc hoặc hút thuốc ít nhưng từng hút nhiều và đã ngưng hút trên 15 năm

- Nhóm người từ 50 tuổi trở lên, vẫn hút thuốc, trung bình hút khoảng 1 gói/ngày, kéo dài trong 30 năm hoặc nhiều hơn là 2 gói/ngày trong vòng 15 năm

4. Có những phương pháp tầm soát ung thư phổi nào? Và nên tầm soát bao lâu một lần?

Theo Bộ Y tế Nhật Bản hướng dẫn thì những người có nguy cơ cao thì nên thực hiện chụp CT ngực liều thấp hàng năm (mỗi năm một lần). Với những người có nguy cơ mắc trung bình thì có thể chụp CT ngực liều thấp với thời gian khoảng hai năm liên tiếp và khoảng mỗi 3-5 năm một lần nữa.

Ngoài ra nếu có những bất thường, sẽ tiến hành chụp CT ngực liều cao, sinh thiết xuyên thành ngực, soi phế quản, mổ ngực, …

Còn theo Bộ Y tế Hoa Kỳ hướng dẫn thì thực hiện tầm soát ung thư phổi ở nhóm tuổi từ 55-74 bằng phương pháp chụp CT ngực liều thấp một năm một lần. Còn nếu có những biểu hiện bất thường thì nên chụp CT ngực liều cao, thực hiện soi phế quản hoặc sinh thiết xuyên thành ngực và thậm chí mổ ngực nếu cần…

Như vậy, thông thường tầm soát ung thư phổi được kiểm tra thông qua chụp CT liều cao và chụp CT liều thấp. Với chụp CT ngực liều thấp thì việc chụp được thực hiện nhanh trong một lần hít vào và kéo dài không quá 25 giây.

Lượng phóng xạ phóng xạ mà bệnh nhân chụp CT liều thấp phải chịu sẽ thấp hơn lượng phóng xạ mà một người trung bình sẽ nhận mỗi năm từ bức xạ vũ trụ và tự nhiên.

Nhìn chung thì ung thư phổi là loại bệnh có thể được phòng ngừa và chữa trị với tiên lượng sống cao nếu phát hiện sớm. Với các phương pháp y học hiện đại trong tấm soát ung thư phổi mà Việt Nam đang cập nhật thì hy vọng rằng ung thư phổi sẽ không còn là một gánh nặng lớn đối với xã hội nữa.


Tác giả: KP