Tầm soát ung thư - ai cũng biết là cần thiết nhưng không phải ai cũng biết được mình nên tầm soát ung thư lúc nào. Theo rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tuổi 40 ở cả hai giới sẽ đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn và khả năng phát bệnh cũng cao hơn so với những người ở dưới 40 tuổi.
1. Lý do nên tầm soát ung thư từ 40 tuổi
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam - Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng cho biết rằng, ung thư được xem như là căn bệnh liên quan mật thiết đến độ tuổi và tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi tác, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trung niên. Đối với nam giới, khi bước vào độ tuổi từ 40 trở lên thường có nguy cơ mắc các bệnh là ung thư gan, ung thư phổi, ung thư trực tràng, đại trực tràng, ung thư đầu cổ hay ung thư dạ dày. Đối với nữ giới ở độ tuổi này sẽ thường mắc các bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến giáp, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung hoặc ung thư vú.
Theo kết quả thống kê từ Bệnh viên Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh, trong vòng 20 năm qua độ tuổi trung bình của người dân thành phố phát hiện mắc bệnh ung thư là 55 tuổi. Nhóm tuổi mắc có tỷ lệ mắc ung thư cao nhất là từ 50 - 59 tuổi. Thêm vào đó, tuổi thọ của người Việt Nam đã tăng lên cao hơn trong các thế kỷ qua là đẩy nhanh tổng số các loại bệnh ung thư tăng lên khoảng 45% ( giai đoạn 2010 - 2030). Lúc này gánh nặng đặt ra đối với hệ thống y tế chính là tỷ lệ mắc bệnh ung thư đang có sự gia tăng nhanh hơn vì thế cần phải tập trung đầu tư cho giai đoạn phòng ngừa ban đầu - thay vì điều trị như hiện nay đang làm.
Những lý do bạn cần tầm soát ung thư từ tuổi 40
Giáo sư Chấn Hùng cũng cho hay, sự phát triển phức tạp của ung thư đã xảy ra trong nhiều năm gần đây. Tuổi trung niên là độ tuổi phù hợp do có thời gian "ủ bệnh". Không chỉ vậy, các căn bệnh như béo phì, tiểu đường, đái tháo đường cũng đang có xu hướng tăng cao trong độ tuổi từ 40 trở lên.
Ví dụ như ung thư vú, ung thư đại tràng và ung thư tuyến tụy có khả năng phát triển từ bệnh tiểu đường type 2. Theo thống kê trong 10 năm qua thì ở Việt nam, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên 200%. Việc cơ thể dư thừa trọng lượng cũng liên quan mật thiết đến ung thư thực quản, ung thư túi mật, ung thư tuyến giáp - tuyến tụy, ung thư trực tràng, ung thư thận hay ung thư nội mạc tử cung. Các mô mỡ dư thừa sản xuất ra cytokine tạo ra các khối u mãn tính.
Không chỉ thế, các siêu vi lây truyền qua đường tình dục như virus HPV, HIV,... cũng có quá trình diễn biến phức tạp. Tỷ lệ các bệnh ung thư này được phát hiện muộn ở tuổi 50 là rất cao. Chẳng hạn như khi nhiễm HIV sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan, ung thư hậu môn,.. Nếu nhiễm khuẩn HPV có thể gây nên các bệnh về ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư âm đạo và ung thư hầu họng.
Giáo sư Chấn Hùng cũng khuyến cáo rằng, ở tuổi 40, cả nam và nữ đều có sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh vì vậy mà việc tầm soát các bệnh ung thư phổ biến là hết sức cần thiết. Bạn có thể tiến hành chụp CT liều thấp cho những người có nguy có mắc ung thư cao. Hoặc như hiện nay đã có rất nhiều các phương pháp tầm soát ung thư mới ở nhiều cơ sở y tế khác nhau đã được kiểm duyệt.
2. Cách phòng ngừa ung thư ở tuổi trung niên
Với tuổi trung niên, bất cứ một thói quen không lành mạnh nào cũng có khả năng tác động xấu đến các bộ phận trong cơ thể. Vì thế, không chỉ là tầm soát ung thư, ở tuổi này còn có thể phòng ngừa bằng một số biện pháp sau:
- Bỏ hút thuốc (đối với bất kì độ tuổi nào)
- Hạn chế sử dụng rượu, bia và các chất kích thích vì chúng có khả năng gây tổn hại với ADN dẫn đến thiếu hụt folate, dinh dường và các bệnh viêm mãn tính khác.
- Ăn nhạt, giảm ngọt và giảm mặn trong chế độ ăn hàng ngày để có cơ thể khỏe mạnh
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc
- Vận động hàng ngày
- Làm chậm lão hóa nhờ chế độ luyện tập và ăn uống thông minh.
Nhìn chung thì tầm soát ung thư là việc làm cần thiết với mọi lứa tuổi và nên đặc biệt coi trọng ở tuổi 40. Phòng tránh ban đầu bao giờ cũng sẽ tốt hơn là điều trị khi bị bệnh.
Nguồn: Tổng hợp