Những câu hỏi thường gặp về tầm soát ung thư gan

Tham vấn chuyên môn: - Bác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108
Những câu hỏi thường gặp về tầm soát ung thư gan
Tầm soát ung thư gan là một minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất cho tầm soát ung thư và được cho rằng là việc rất cần thiết để phát hiện và điều trị căn bệnh qoái ác này

Ung thư gan được xem là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, dẫn đến rất nhiều những hậu quả khôn lường mà hậu quả nghiêm trọng nhất đó chính là dẫn đến chết người và ở Việt Nam thì con số này vẫn đang tăng theo cấp số. Để thấy được tầm quan trọng của việc phòng ngừa và đẩy lùi căn bệnh này thì bài viết dưới đây sẽ chỉ rõ khái niệm tầm soát ung thư nói chung, tầm soát ung thư gan nói riêng và một vài những phương pháp điều trị phổ biến hiện nay.

1. Tầm soát ung thư gan là gì?

Qua những nghiên cứu đã được kiểm chứng thì tầm soát ung thư là một phương thức chẩn đoán nhằm phát hiện ra mầm mống ung thư, hoặc khối u khi còn rất nhỏ, người bệnh chưa có triệu chứng. 

Tức là Tầm soát ung thư nhằm phát hiện ung thư trước khi triệu chứng xuất hiện. Tầm soát ung thư có thể thực hiện thông qua xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc các xét nghiệm khác, hoặc thông qua chẩn đoán hình ảnh. Lợi ích của tầm soát ung thư là phát hiện sớm để phòng chống ung thư, có kế hoạch chăm sóc, theo dõi sức khỏe và chuẩn bị định hướng điều trị, giúp tăng cơ hội chiến thắng ung thư của mỗi người.

Tầm soát ung thư đại trà là tầm soát ung thư cho tất cả mọi người, thường liên quan đến những nhóm tuổi nhất định. Tầm soát ung thư chọn lọc là chỉ tầm soát những người có nguy cơ ung thư cao như trường hợp những ung thư di truyền.

Tầm soát có thể dẫn đến kết quả dương tính giả và và các xét nghiệm xâm lấn tiếp theo. Tầm soát cũng có thể dẫn đến kết quả âm tính giả, và một bệnh nhân ung thư tạm thời được bỏ qua. Tranh cãi nảy sinh khi chưa rõ các lợi ích của việc tầm soát cao hơn những rủi ro của các thủ tục kiểm tra sức khỏe, và các theo dõi chẩn đoán và điều trị tiếp theo.

2. Tầm soát ung thư gan có ý nghĩa như thế nào?

Tầm soát ung thư gan là một minh chứng cụ thể và rõ ràng nhất cho tầm soát ung thư và được cho rằng là việc rất cần thiết để phát hiện và điều trị căn bệnh qoái ác này. Do đó tầm soát ung thư gan có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, cụ thể như sau:

- Tỉ lệ sống nói chung của bệnh ung thư gan trong vòng 5 năm sau khi chẩn đoán là khoảng 9%. Các chuyên gia y tế cho biết, người mắc ung thư gan có thể sống thêm được nhiều năm nếu bệnh được phát hiện trong giai đoạn sớm.

- Khoảng 19% số bệnh nhân có khả năng sống sót trong 5 năm trở lên. Nhưng chỉ có khoảng 30% số bệnh nhân phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu.

- Khoảng 26% trường hợp được chẩn đoán khi bệnh ung thư đang trong giai đoạn thứ hai. Ở giai đoạn này, ung thư đã bắt đầu lan rộng, tuy nhiên mới chỉ xuất hiện ở các hạch bạch huyết. Chỉ khoảng 6,5% số bệnh nhân có khả năng sống trong 5 năm.

- Gần 22% trường hợp ung thư gan được chẩn đoán đã ở giai đoạn cuối. Với giai đoạn này, ung thư đã bắt đầu xâm nhập vào các cơ quan xa. Tỉ lệ sống sót sau 5 năm đối với ung thư gan di căn là khoảng 3,5%.

- Nếu bệnh được phát hiện ở những giai đoạn đầu, phẫu thuật triệt để hoặc ghép gan là phương pháp điều trị mang lại kết quả rất tốt, với tỉ lệ sống lên tới 80%.

3. Một số phương pháp tầm soát ung thư gan

Ung thư gan có tiến triển “âm thầm” nên đa số bệnh nhân thường được phát hiện muộn, vì giai đoạn sớm thường không có triệu chứng gì. Đối với những người có yếu tố nguy cơ: bệnh viêm gan B, C, xơ gan, người uống rượu nhiều hoặc trong gia đình từng có người ung thư gan, thì nên thường xuyên đi tầm soát ung thư 6 tháng – 1 năm/lần để phát hiện bệnh sớm.

Hiện nay, các phương pháp tầm soát ung thư gan sớm có thể kể đến như:

3.1. Phương pháp siêu âm

Đây là phương pháp đơn giản, ít tốn kém, không gây hại, có thể phát hiện khối u >1cm.

Siêu âm có vai trò rất quan trọng trong việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư gan, ngoài ra còn giúp phát hiện các bệnh lý đi kèm như xơ gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa.

3.2. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hỉnh ảnh khác, như: Chụp cắt lớp điện toán (CT-Scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ giúp thấy khối u rõ hơn.

3.3. Phương pháp sinh thiết

Sinh thiết là là một thủ thuật y tế trong đó một mẫu nhỏ của mô cơ thể được lấy ra để kiểm tra dưới kính hiển vi. Mẫu mô này có thể được lấy từ bất cứ vị trí nào trên cơ thể, kể cả da, nội tạng và các cấu trúc khác.

Bệnh nhân cần thực hiện sinh thiết gan để kiểm tra chắc chắn kết quả chẩn đoán ung thư gan. Có 2 phương pháp sinh thiết là bằng kim nhỏ và kim lõi, tùy thuộc vào kích thước, vị trí khối u mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.


Tác giả: Lê Hà