Tim là một trong những cơ quan quan trọng, có nhiệm vụ bơm máu nuôi cơ thể và nó cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là mạch vành. Bệnh mạch vành xảy ra khi lớp nội mạc cua động mạch vành bị tổn thương do sự xuất hiệ của những mảng xơ vữa gây hẹp lòng động mạch vành. Khi số lượng các mảng xơ vữa ngày một gia tăng sẽ khiến tình trạng hẹp lòng động mạch vành ngày một nghiêm trọng, khiến tim không có đủ lượng máu cần thiết. Từ đó ngay ra tình trạng thiếu máu cơ tim với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở,.... Ngoài ra, nếu một hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc hoàn toàn sẽ gây ra nhồi máu cơ tim, thậm chí có thể dẫn tới suy tim, choáng tim, rối loạn nhịp tim,... và tử vong.
Bệnh mạch vành là bệnh lý vô cùng nguy hiểm (Nguồn: internet).
Các triệu chứng thường gặp nhất trong bệnh mạch vành gồm đau thắt ngực thường xảy ra khi gắng sức làm gì đó hoặc bị xúc động mạnh,...; nó lan ra hàm, vai và tay, kèm theo tình trạng nôn ói, vã mồ hôi, hơi thở ngắn, chóng mặt.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có các phương pháp điều trị khác nhau như điều chỉnh lối sống, sử dụng thuốc, can thiệp động mạch vành qua da, và phẫu thuật bắc cầu mạch vành.
Bệnh mạch vành là bệnh lý có thể diễn biến âm thầm trong nhiều năm. Hầu hết các trường hợp, triệu chứng bệnh không được chú ý cho tới khi động mạch vành bị hẹp đến một mức độ đáng kể. Nhiều khi bệnh chỉ được phát hiện khi xuất hiện biến chứng nhồi máu cơ tim. Do đó, tầm soát bệnh là điều vô cùng quan trọng, ngay cả khi chưa xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào.
Dù chụp mạch vành tiêu chuẩn vàng có tác dụng chẩn đoán tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần chụp mạch vành. Thông thường, các bác sĩ sẽ tầm soát bệnh bằng cách đánh giá các yêu tố nguy cơ, từ đó sẽ có hướng xử lý tiếp theo.
Các yếu tố nguy cở của bệnh mạch vành gồm:
- Những yếu tố không thể thay đổi gồm tuổi tác: những người có độ tuổi cao trên 65 thường có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao. Và yếu tố di truyền cũng là một yếu tố cần quan tâm.
- Những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi gồm: hút thuốc lá, mắc bệnh cao huyết áp, bệnh rối loạn chuyển hóa mỡ máu, thừa cân, béo phì, bệnh đái tháo đường, ít vận động thể lực.
Thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ gia tăng tỉ lệ mắc bệnh mạch vành (Nguồn: internet).
- Những yếu tố làm tăng nguy cơ tim mạch như bị căng thẳng, uống nhiều rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh.
Cách tốt nhất để đánh giá các yếu tố nguy cơ là làm xét nghiệm kiểm tra. Thông thường, không phải ai cũng đạt được những trị số xét nghiệm lý tưởng. Vì thế, không đạt được những trị số mong muốn cũng không có nghĩa đã mắc bệnh mạch vành. Ngược lạ, đây chính là hồi chuông cảnh báo để người bệnh bắt đầu thay đổi lối sống theo hướng có lợi.
Mặc dù bệnh mạch vành chủ yếu xảy ra ở tuổi trên 40, tuy nhiên, người trẻ vẫn có thể mắc bệnh lý này. Theo các nghiên cứu gần đây, lứa tuổi mắc bệnh mạch vành ngày càng giảm, Chính vì vậy cần tầm soát bệnh mạch vành các sớm càng tốt.
Theo Hội Tim mạch Hoa Kỳ, mọi xét nghiệm tầm soát bệnh mạch vành cần bắt đầu lúc 20 tuổi. Mức độ kiểm tra phụ thuộc vào mực độ nguy cơ của người bệnh. Người bệnh có thể sẽ cần làm thêm các xét nghiệm hoặc kiểm tra lại định kỳ nếu được chẩn đoán có những hiện tượng như suy tim, rung nhĩ, có tiền căn nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tiền sử mắc các bệnh tim mạch khác.
Để đánh giá mức độ của các yếu tố nguy có, các bác sĩ sẽ tiến hành đô huyết áp, cân nặng, xét nghiệm nồng độ mỡ máu và đường huyết.
Theo Sức khỏe Đời sống