Tầm quan trọng và vai trò của vitamin B đối với bà bầu

Tầm quan trọng và vai trò của vitamin B đối với bà bầu
Vai trò của vitamin B đối với bà bầu là rất lớn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí não của trẻ.

Trong thời trì mang thai, vai trò của vitamin B đối với bà bầu quan trọng không kém các khoáng chất như canxi hay sắt. Bởi vậy, để đảm bảo sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh cho bé, mẹ cần biết cách bổ sung vitamin đúng cách.

Vai trò của vitamin B đối với bà bầu

Cơ thể mẹ tác động lớn và đóng vai trò then chốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi trong bụng. Bởi vậy, với một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp mẹ có đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết để nuôi lớn bào thai.

Trong đó, vitamin B từ lâu đã biết đến như một trong những hoạt chất cần thiết và quan trọng hàng đầu cho phụ nữ mang thai. Vai trò của vitamin B đối với bà bầu là rất lớn. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và trí não của trẻ. Bởi vậy, mẹ bầu cần biết được vai trò của vitamin B đối với bà bầu nói chung hay tác dụng của các nhóm vitamin B nói riêng để biết cách bổ sung hợp lý.

1. Vai trò của vitamin B1 đối với bà bầu

Khi nhắc đến vai trò của vitamin B đối với bà bầu không thể không nhắc tới nhóm B1. Cụ thể, ở giai đoạn thai nhi đang phát triển não bộ, lúc này chính là thời điểm vỏ myelin (Chất để hệ thần kinh hoạt động khỏe mạnh) được hình thành. Và vitamin B1 chính là hoạt chất quan trọng, đóng góp chu trình này.

Bởi vậy, đây chính là lúc bà bầu cần được cung cấp đầy đủ hàm lượng vitamin B1 để tăng cường hệ thần kinh cho cả mẹ và bé. Nhớ đó, hạn chế tối đa các vấn đề về thần kinh thường thấy ở phụ nữ đang mang thai như hay quên, đãng trí...

Ngoài ra, nhóm dinh dưỡng này còn trực tiếp tham gia vào quá trình sản sinh tế bào hồng cầu, tăng cường sức đề kháng của mẹ. Nhớ đó, mẹ sẽ không bị ốm vặt như hắt hơi, sổ mũi, đau đầu hay dễ dàng bị các căn bệnh do virus gây ra. Thai nhi trong bụng sẽ được bảo vệ ăn toàn, ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh do virus.

Các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra lời khuyên giúp mẹ bầu bổ sung đầy đủ sinh dưỡng với các loại thực phẩm: Thịt lợn nạc, rau chân vịt; ngũ cốc nguyên hạt, rau mầm, các họ nhà đậu, nấm mỡ… Theo đó, hàm lượng vitamin B1 hàng ngày là 1,5-1,6mg.

2. Vitamin B2 ảnh hưởng như thế nào đến bà bầu?

Nhìn chung, vai trò của vitamin B đối với bà bầu là rất quan trọng. Không chỉ B1, B2 cũng là hoạt chất rất cần thiết đối với sự sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.

Các bác sĩ khoa sản khuyến cáo, phụ nữ khi mang thai nên tìm hiểu vai trò của vitamin đối với bà bầu. Trong đó, B2 sẽ giúp thai phụ giảm tối đa nguy cơ tiền sản giật và hạn chế tính trạng mệt mỏi, nặng nề trong giai đoạn cuối thai kỳ. Nhờ đó, tình trạng ốm nghén của bạn sẽ giảm nhẹ, không còn cảm giác khó chịu, mệt mỏi thường nhật.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1.4mg B2 mỗi ngày thông qua chế độ ăn uống khoa học với các loại thực phẩm như thịt đỏ, nấm, cá, trứng, sữa… Điều này sẽ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh và nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn khi mang thai.

3. Vai trò của vitamin B6 đối với bà bầu

Tác dụng của vitamin B6 đối với cơ thể thai phụ là: Kiểm soát chất lượng rụng trứng; Giảm thiểu tình trạng ốm nghén khi mang thai; Hạn chế hiện tượng thiếu máu gây suy nhược cơ thể… Có thể nói, vitamin B6 sẽ giúp mẹ nâng cao hiệu quả của thời kỳ thai nghén.

Với những vai trò của vitamin B cho bà bầu kể trên, thai phụ cần đặc biệt chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày. Cụ thể hàm lượng tiêu chuẩn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là 2mg. Bạn có thể bổ sung bằng cách chế biến món ăn từ nguồn nguyên liệu rau xanh, cá ngừ, cá hồi hay ngũ cốc…

4. Tác dụng của vitamin B9 (axit folic)

Có thể nói vai trò của vitamin B đối với bà bầu nói chung hay Folic nói riêng đều rất quan trọng. B9 là chất tham gia trực tiếp vào quá trình thúc đầy sự sản sinh tế bào mới, ngăn chặn sự biến đổi của DNA. Chính bởi chức năng này, nó giúp ngăn ngừa tối đa nguy cơ thai nhi bị dị tật ống thần kinh hay bệnh hở vòm sứt môi…

Từ những vai trò của vitamin B kể trên, các thai phụ cần ý thức được việc nạp vào cơ thể liều lượng 400mcg-600mcg mỗi ngày. Trong đó, các loại thực phẩm giàu axit folic như đổ, rau có màu xanh đậm, ngũ cốc … sẽ đáp ứng đủ nhu cầu về hàm lượng cho thai phụ trong giai đoạn này.

5. Vai trò của vitamin B12 đối với bà bầu

Vitamin B12 là hoạt chất ảnh hưởng đến cơ chế chuyển hóa axit Folic, giúp cơ thể duy trì sự khỏe mạnh cũng như đảm bảo chất lượng của tế bào máu và thần kinh. Nếu mẹ bầu thiếu vitamin B12 sẽ gây ra chứng thiếu máu hay các bệnh liên quan đến dạ dày, ruột… thậm chí là tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Theo các nghiên cứu về vai trò của vitamin B đối với bà bầu, thai phụ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bao gồm B12 để quá trình chuyển hóa axit folic được nhanh chóng, hiệu quả hơn. Từ đó, giúp thai nhi phòng tránh các vấn đề dị tật hay ảnh hưởng đến ống thần kinh.

Thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 các các bác sĩ khuyến cáo sử dụng là thịt bò, cá hồi, sữa chua, cua, hàu, trai và thịt gà, trứng, sữa… Bạn nên duy trì hàm lượng 2.6 mg mỗi ngày trong suốt 9 tháng mang thai. Đây là cách tốt nhất đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như thai nhi trong  bụng.

Có thể nói, vai trò của vitamin B đối với bà bầu được thể hiện ở việc giúp cơ thể mẹ bầu khỏe mạnh, phát triển thai nhi toàn diện. Đây cũng là lý do tại sao các chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ thai sản thường khuyến cáo và yêu cầu phụ nữ trong giai đoạn mang thai cần bổ sung đầy đủ vitamin B. Bởi vai trò của vitamin B đối với bà bầu không chỉ là duy trì sức khỏe cho mẹ mà còn đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.


Tác giả: Lê Thọ Hưng