Tầm quan trọng của việc bảo vệ mũi thời điểm giao mùa

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Tầm quan trọng của việc bảo vệ mũi thời điểm giao mùa
Không khí ô nhiễm, khói bụi thải ra từ khu công nghiệp kết hợp với thay đổi thời tiết, giao mùa là nguyên nhân hàng đầu gây nên những căn bệnh về mũi và đường hô hấp. Việc chăm sóc và bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây hại giúp bạn phòng tránh một số căn bệnh nguy hiê,r.

1. Vai trò quan trọng của mũi đối với cơ thể

- Mũi là cơ quan duy nhất có khả năng lọc không khí

Mũi có khả năng lọc 18.000 - 20.000 lít không khí mỗi ngày. Bên trong khoang mũi có những sợi lông chuyển siêu nhỏ và mỏng như tơ chuyển động theo hướng 40.000 lần /giờ. Chúng có tác dụng ngăn cản và giữ những hạt bụi nhỏ (5 – 10 micromet) không di chuyển xuống hốc mũi.

Ngoài ra, mũi còn có thể tiết ra dịch nhầy với khả năng kháng khuẩn cao. Nhờ đó, hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn làm ảnh hưởng đến cơ thể.

- Sưởi ấm không khí

Trong trường hợp không khí bên ngoài không được làm ấm khi lọt vào phổi sẽ làm mất sự cân bằng nhiệt độ của cơ thể. Điều này sẽ khiến phối dễ bị nhiễm lạnh, dễ mắc bệnh hơn.

Trong mũi có mạng lưới các mạch máu có chức năng làm nóng không khí. Lúc này, không khí đi qua mũi sẽ có nhiệt độ là 33°C và đảm bảo tốt cho phế nang.

- Tăng độ ẩm không khí

Mũi là cơ quan duy nhất có khả năng tăng độ ẩm của không khí lên mức bão hòa(100%). Nhờ đó, không khí trở nên ấm áp và sạch sẽ hơn, phù hợp với hệ hô hấp của con người.

- Khứu giác của cơ thể

Mũi có khả năng nhận biết và phân loại hơn 1.000 tỷ mùi hương. Con người có thể nhận biết được các tác nhân gây hại như khí độc, khói bằng các tín hiệu do khứu giác truyền đến não. Nhờ đó, tránh được những mối nguy hiểm từ môi trường xung quanh.

Không thể phủ nhận những tác động của mùi hương đến vị giác của con người. Theo các nhà khoa học tại đại học Y Colorado, mùi vị của món ăn được quyết định bởi cả vị giác và khứu giác. Để kiểm chứng điều này, bạn hãy thử nhai một viên kẹo khi đang bịt mũi. Lúc này, vị giác hoàn toàn mất đi tác dụng và không cảm nhận được hương vị của viên kẹo.

Đối với những người gặp vấn đề về khứu giác hay chỉ đơn thuần là cảm, nghẹt mũi, họ thường mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Không chỉ vậy, khả năng ngộ độc của những người này cũng cao hơn khi họ không thể phân biệt được đâu là mùi của thực phẩm tươi sống hay ôi thiu.

Một nghiên cứu của Trung tâm khứu giác và vị giác thuộc trường Đại học Y Pennsylvania, chỉ ra rằng mùi hương gắn liền với những ký ức chúng ta từng trải qua. Ví dụ như mùi hương của món bánh chocolate có thể gợi lên những ký ức ngọt ngào khi bạn cùng người thương thưởng thức chúng trong quá khứ.

Có thể thấy, mùi hương chính là chất xúc tác ảnh hưởng đến vùng não bộ tạo trí nhớ và cảm xúc. Điều này cho thấy mối quan hệ bền chặt giữa khứu giác với não bộ của con người.

- Mũi có quan hệ cộng hưởng với giọng nói

Mối quan hệ giữa mũi và giọng nói khá rõ ràng. Tiếng nói được phát ra từ thanh quản. Bởi vậy, để giọng nói được tròn trịa, hoàn chỉnh và truyền cảm hơn, mũi cần được hoạt động tốt. Đây cũng là lý do tại sao những người bị ngạt mũi thường có giọng nói khàn và trầm hơn bình thường.

2. Vì sao phải bảo vệ mũi?

Chính bởi những vai trò quan trọng này, việc bảo vệ mũi nói riêng và hệ hô hấp nói chung luôn là vấn đề được chú trọng và quan tâm hàng đầu.

Mũi được coi là cơ quan tiếp nhận không khí, cung cấp oxy cho cơ thể, điều hòa giọng nói và là khướu giác của cơ thể. Tất cả mọi thứ hít vào cơ thể đều đi qua đường mũi, chính vì vậy đây là bộ phận chịu nhiều áp lực và dễ bị tổn thương nhất.

Khi mũi bị tổn thương sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe như viêm mũi dị ứng, khô mũi, chảy máu mũi do tổn thương niêm mạc mũi...

Có thể bạn không biết, mỗi ngày trôi qua có đến 20.000 lít không khí lưu thông qua khoang mũi. Kèm theo đó là hàng loạt khói bụi, vi khuẩn và virus bị dính vào lớp màng nhầy - tấm chắn bảo vệ mũi. Tuy nhiên, chúng có kích thước hiển vi siêu nhỏ, do đó mắt thường của con người không thể nào thấy được.

Chúng ta đều biết rằng, mũi đóng vai trò quan trọng trong việc hô hấp. Nếu cơ quan này hoạt động không tốt sẽ ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự sống của cơ thể.

Khi lớp nhầy bảo vệ mũi bị khô, các vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Từ đó gây nên hàng loạt những vấn đề như đau, ngứa hay viêm mũi… Nghiêm trọng hơn, chúng sẽ kết thành những vết bẩn bám cứng trong thành mũi hoặc gây chảy máu.

Để bảo vệ mũi, bạn nên vệ sinh mũi hàng ngày, tuyệt đối không cắt tỉa lông mũi, cân nhắc khi xỏ khuyên mũi, đeo khẩu trang khi ra đường để hạn chế tiếp xúc với khói bụi. Ngoài ra, bạn nên xông mũi và rửa mũi bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn trong mũi, là tác nhân gây ra nhiều căn bệnh tai mũi họng và đường hô hấp. 


Tác giả: Lê Thọ Hưngn