Tại sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ nên làm gì?

Tại sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ nên làm gì?
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ diễn ra phổ biến, khiến cha mẹ lo lắng, hoang mang. Vậy tại sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ nên làm gì?

Trẻ sơ sinh cần phải được ngủ ít nhất là 16 giờ mỗi ngày, giấc ngủ của trẻ có thể ngắt quãng bởi giấc ngủ ngắn từ 2-3 giờ. Nếu trẻ sơ sinh không chịu ngủ và ngủ ít hơn thời gian này thì có thể trẻ đang gặp phải các vấn đề sức khoẻ, nhu cầu chưa được đáp ứng hoặc do các tác động bên ngoài.

1. Tại sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ, không chịu ngủ. Nhưng một số lý do dưới đây là thường gặp nhất.

1.1. Nguyên nhân bệnh lý

- Trẻ bị thiếu chất: Khi gặp tình trạng thiếu chất như canxi, kẽm, trẻ thường không có giấc ngủ ngon, khó ngủ hay giật mình.

- Trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp: Trong trường hợp trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp như cảm, cúm, sốt… khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, khó chịu, khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

- Tình trạng trẻ bị béo phì: Khi trẻ bị béo phì sẽ khiến cho đường thở gặp vấn đề phì đại gây khó khăn cho việc thở. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới trẻ không ngủ được, khó ngủ, dễ tỉnh giấc và quấy khóc vào ban đêm.

Tại sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ nên làm gì? - Ảnh 2.

Thiếu chất cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Khi trẻ 2 tuổi quấy khóc không rõ nguyên nhân bố mẹ cần làm gì?

Lysine là gì? Cách bổ sung Lysine cho trẻ đúng cách

1.2. Nguyên nhân khác

- Trẻ bị đói: Trẻ sơ sinh thường dậy đêm để ăn, vì dạ dày của trẻ lúc này vẫn còn nhỏ, không thể đủ chứa lượng sữa duy trì cả đêm. Vì vậy, nếu trẻ không được đáp ứng nhu cầu sẽ quấy khóc và không chịu ngủ.

- Trẻ bị ướt tã: Bỉm tã bị ướt sẽ khiến bé khó chịu, lạnh người và không chịu ngủ.

- Do tác động từ môi trường bên ngoài: Tiếng ồn, ánh sáng hay nhiệt độ nóng lạnh quá cũng là những tác nhân gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé, khiến trẻ sơ sinh không chịu ngủ. Vì vậy bố mẹ cần quan tâm tới môi trường xung quanh giấc ngủ của bé, để đảm bảo yên tĩnh, thoải mái, ấm áp và thoáng mát giúp bé có giấc ngủ sâu.

2. Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh không chịu ngủ?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển về hệ thần kinh, trí não và cảm xúc của trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ cần nhanh chóng tìm được nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục các mẹ có thể tham khảo:

2.1. Tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm

Trẻ sơ sinh ở trong bụng mẹ, khi mới chào đời sẽ chưa thể phân biệt được ngày và đêm, từ đó cũng có thể gây tình trạng rối loạn về giấc ngủ.

Mẹ cần giúp trẻ phân biệt được ngày và đêm bằng cách: ban ngày mở cửa cho trẻ cảm nhận được ánh sáng, đồng thời chơi tương tác với bé nhiều hơn. Ngược lại ban đêm nên tắt điện hoặc dùng bóng ngủ, giữ không gian yên tĩnh.

2.2. Đảm bảo cho trẻ bú no trước khi đi ngủ

Trẻ đói là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ quấy, khóc và không chịu ngủ. Chính vì vậy, mẹ cần đảm bảo lượng ăn cho bé. Mẹ nên ước tính thời gian cho trẻ bú hợp lý trước giờ đi ngủ, để bé được bú no, đáp ứng nhu cầu của trẻ.

2.3. Đảm bảo không gian ngủ cho bé

Để giúp trẻ ngủ ngon hơn, các mẹ nên giữ không gian ngủ yên tĩnh, ánh sáng phù hợp. Không nên để ánh sáng quá chói vì như vậy cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé và khiến bé khó phân biệt ngày đêm.

Ngoài ra, nên sắp xếp không gian ngủ của bé một cách thoải mái như chăn gối sạch sẽ, thơm tho, không để quá nhiều đồ xung quanh bé khi ngủ...

Tại sao trẻ sơ sinh không chịu ngủ, mẹ nên làm gì? - Ảnh 3.

Để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ, nên giữ không gian ngủ thoải mái và yên tĩnh (Ảnh: Internet)

2.4. Tập cho bé cách tự ngủ

Khi cho bé ngủ, mẹ có thể bế bé trên tay hát ru. Nhưng khi bé chuẩn bị vào giấc ngủ hãy đặt bé xuống giường để bé tự đi vào giấc ngủ.

Tránh trường hợp bế bé trên tay ngủ sâu rồi mới đặt xuống, đu võng hay sử dụng nôi rung, có thể sẽ tạo cho bé thói quen. Từ đó bé sẽ không chịu tự ngủ khi không được bế, được đu võng.

2.5. Kiểm tra và thay tã cho bé

Việc tã bỉm bị ướt cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh không chịu ngủ, quấy khóc. Vì vậy mẹ cần chú ý việc thay tã cho trẻ khi đầy bỉm. Nên sử dụng tã bỉm có vạch báo đầy, để tiện theo dõi và thay kịp thời. Đảm bảo giấc ngủ cho bé được tốt nhất.

2.6. Chú ý tới dinh dưỡng của bé

Trẻ thiếu chất canxi, kẽm cũng là một trong những nguyên nhân gây tình trạng trẻ sơ sinh không chịu ngủ. Vì vậy, mẹ cần chú ý tới dinh dưỡng của trẻ, mẹ nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi và kẽm như: cá, trứng, tôm... để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ qua nguồn sữa. Ngoài ra, vitamin D là dưỡng chất thiết yếu đối với trẻ sơ sinh, vì vậy các có thể bổ sung thêm vitamin D và tắm nắng cho trẻ.

Như vậy, việc trẻ sơ sinh không chịu ngủ có rất nhiều nguyên nhân từ bệnh lý tới một số các nguyên nhân khác từ môi trường ngoài. Để giúp cái thiện vấn đề giấc ngủ cho bé mẹ cần xác định được nguyên nhân từ đó khắc phục nguyên nhân, để bé có thể đi vào giấc ngủ tốt hơn, sâu hơn, từ đó giúp bé có thể phát triển hệ thần kinh, trí não và cảm xúc tốt nhất.


Tác giả: Nguyễn Lương