Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc? Phụ huynh chăm sóc trẻ cần làm gì?

Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc? Phụ huynh chăm sóc trẻ cần làm gì?
Trẻ ngủ không sâu giấc là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ phụ huynh nào. Vậy tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc xảy ra do đâu? Khắc phục bằng cách nào?

Thực tế, tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc là mối quan tâm và lo lắng của mọi phụ huynh đang chăm sóc con nhỏ. Tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Muốn chấm dứt tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc thì phụ huynh cần chú ý tìm đúng nguyên nhân và hướng xử lý đúng cách để trẻ nhanh chóng có giấc ngủ ngon và sâu giấc trở lại.

1. Trẻ ngủ không sâu giấc do đâu?

Bất cứ phụ huynh chăm sóc con nhỏ nào đều muốn con mình ngủ đủ giấc, khoẻ mạnh. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, trẻ còn quá nhỏ để có thể nói lên những lý do khiến bản thân cảm thấy khó chịu và không thoải mái.

Vì vậy, để có thể hiểu trẻ đang gặp phải vấn đề gì khiến trẻ ngủ không sâu giấc, phụ huynh cần chú ý một vài nguyên nhân sau:

1.1. Trẻ ngủ không sâu giấc do bị đói

Thông thường trẻ nhỏ chỉ bú một lượng sữa vừa đủ bởi vì dạ dày trẻ còn nhỏ. Tuy nhiên, lượng sữa này lại không thể đáp ứng nhu cầu của trẻ trong thời gian dài chỉ sau một lần bú sữa mẹ hoặc bú sữa bình.

Nói cách khác, có thể hiểu đơn giản rằng toàn bộ lượng sữa mà bé bú trong một cữ trước khi đi ngủ vào buổi tối rất có thể được tiêu hoá một cách nhanh chóng.

Hơn nữa, khi đó toàn bộ lượng sữa em bé bú sẽ không còn đủ, lúc này trẻ đi ngủ với bụng rỗng và đói. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị cáu gắt, đồng thời khiến em bé thức dậy lúc nửa đêm vì đói và để đòi ăn.

Bị đói có thể được biết đến là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ngủ không sâu giấc và không chịu ngủ về đêm.

Ngoài ra, các chuyên gia khoa nhi cũng cho biết, bị đói được biết tới là lý do phổ biến nhất gây cản trở tới giấc ngủ của trẻ. Khi bị đói và khi bị khát đều là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ ngon giấc vào ban đêm.

Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc? Phụ huynh chăm sóc trẻ cần làm gì? - Ảnh 2.

Bị đói có thể được biết đến là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ ngủ không sâu giấc - Ảnh Internet

Đọc thêm:

- Mách mẹ: Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?

- Tư thế trẻ ngủ nằm sấp chổng mông có tốt cho sức khoẻ trẻ không?

Trẻ ngủ không sâu giấc do bị đói được các mẹ giải quyết đơn giản bằng cách cho bé bú no. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc trẻ cũng cần chú ý, không nên cho trẻ giữ thói quen bú đêm khi bé đã lớn hơn một chút. Bởi vì, thói quen bú đêm là một thói quen không tốt và đây còn là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị rối loạn giấc ngủ. Không những thế, đây còn là nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng trong tương lai.

1.2. Do trẻ không phân biệt được ngày và đêm

Thông thường trẻ nhỏ ngủ dựa vào nhu cầu của bản thân mà không theo quy luật ngày hay đêm. Điều này xảy ra do trẻ không phân biệt được thời gian ngày và đêm như người lớn.

Vì vậy, tình trạng này cũng trở thành một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hoặc không ngon giấc vào ban đêm.

Đặc biệt, nhiều mẹ chăm con không có kiến thức và kỹ năng đúng nên để trẻ nhỏ ngủ theo sở thích của mình. Điều này về lâu dài còn hình thành thói quen ngủ không đúng giờ giấc.

Khi trẻ sơ sinh ngủ đêm dễ bị trằn trọc bởi vì con không thể tự ru mình ngủ, đây là lý do khiến trẻ khóc và làm phiền tới bố mẹ vào ban đêm.

Đối với tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc vào ban đêm hoặc không chịu ngủ này. Trong quá trình chăm sóc trẻ, phụ huynh hoặc người chăm sóc cần chú ý tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ.

Thay vì để trẻ thích ngủ lúc nào thì ngủ, mẹ nên cho trẻ vận động nhiều vào ban ngày, sau đó cho trẻ tiếp xúc ánh mặt trời vào buổi sáng để giúp trẻ có thể thiết lập được đồng hồ sinh học đúng chuẩn.

Chú ý, phòng ngủ của trẻ cần yên tĩnh, cần điều chỉnh ánh sáng ở mức thấp hoặc tắt hẳn đèn vào ban đêm để bé dễ ngủ và ngủ ngon giấc hơn.

1.3. Trẻ gặp vấn đề về sức khoẻ

Bé ngủ không sâu giấc còn có thể do gặp ơhair một số vấn đề về sức khoẻ như:

- Khi trẻ bị ốm, trẻ bị nóng hoặc bị cảm lạnh.

- Trường hợp trẻ bị dị ứng.

- Các vấn đề về tiêu hoá như đau bụng, táo bón ở trẻ.

- Trẻ có thể ngủ không sâu giấc nếu như mắc phải chứng trào ngược khi ăn quá no hoặc khi mẹ có thói quen cho bú nằm hoặc vừa bú vừa ngủ.

Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc? Phụ huynh chăm sóc trẻ cần làm gì? - Ảnh 3.

Nếu trẻ ngủ không sâu giấc kéo dài, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời - Ảnh Internet

Khi trẻ quấy khóc do chứng trào ngược gây ra, mẹ nên để trẻ nằm hơi cao đầu và vỗ nhẹ lưng sau mỗi cữ bú để bé ợ hơi và giúp bé bớt khó chịu.

Một vài trường hợp khác, nếu bé quấy khóc và khó ngủ vào ban đêm mà chưa tìm ra nguyên nhân. Phụ huynh cần tìm xem liệu có phải trẻ bị đau, bị côn trùng đốt hay không nhằm tránh các tình huống xấu xảy ra.

Quá trình xem xét nguyên nhân khiến bé ngủ không sâu giấc vô cùng quan trọng nếu tình trạng này diễn ra kéo dài. Tốt hơn hết, phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp khắc phục kịp thời.

1.4. Bé nhạy cảm với một vài yếu tố bên ngoài

Thực tế, trẻ ngủ không sâu giấc rất có thể xảy ra do một vài yếu tố bên ngoài.

Bản chất, trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thì hệ thần kinh của trẻ đều rất mỏng manh và dễ nhạy cảm với mọi tác động từ môi trường xung quanh. Có thể kể đến các yếu tố bên ngoài có thể tác động đến giấc ngủ của trẻ gồm: ánh sáng, nhiệt độ phòng ngủ, tiếng ồn, người lạ bế...

Một vài vấn đề về dinh dưỡng cũng có thể khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm như khi mẹ ăn các loại thực phẩm kích thích như chocolate, cà phê hay trà và tiết qua sữa cho bé bú.

Để trẻ có giấc ngủ tốt, phụ huynh cần hạn chế cả các yếu tố khiến trẻ bị khó ngủ. Đồng thời, cũng tránh các loại thực phẩm dễ gây khó ngủ như chocolate, cà phê hay trà ở trên.

1.5. Tã lót sử dụng cho bé

Không ít phụ huynh trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ không chú ý tới loại tã của trẻ sơ sinh. Điều này còn dẫn đến nhiều vấn đề sức khoẻ không đáng có có thể xảy ra ở trẻ như hăm tã khiến trẻ bị mệt mỏi và không ngủ được sâu giấc vào ban đêm.

Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc? Phụ huynh chăm sóc trẻ cần làm gì? - Ảnh 4.

Tuyệt đối trong quá trình chăm sóc trẻ không nên tiết kiệm tã bằng cách để khi nào tã đầy mới thay cho trẻ - Ảnh Internet

Đọc thêm: Có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh khi ngủ? Lưu ý gì khi quấn khăn cho trẻ

Hơn nữa, tình trạng trẻ bị hăm tã này còn có thể xảy ra khi trẻ không được thay tã thường xuyên. Đây còn là nguyên nhân làm tăng sự ma sát giữa da bé và nước tiểu hoặc phân gây ra hiện tượng hăm.

Tuy nhiên, không vì vậy mà mặc cho bé tã quá rộng, tã quá rộng hay quá chật mà chỉ nên lựa chọn mặc cho bé tã vừa với kích cỡ cơ thể và phù hợp với bé.

Tuyệt đối trong quá trình chăm sóc trẻ không nên tiết kiệm tã bằng cách để khi nào tã đầy mới thay cho trẻ. Đây là thói quen có hại, tạo cơ hội cho vi khuẩn có trong nước tiểu và phân của bé gây hại cho da.

Để bé không khóc vào ban đêm do bỉm, cha mẹ cần chú ý lựa chọn loại tã tốt, có khả năng thấm hút để khi trẻ ngủ vẫn có thể thoải mái.

2. Trẻ ngủ không sâu giấc ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ?

Không chỉ dinh dưỡng mới ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ mà giấc ngủ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho trẻ khoẻ mạnh, thông minh. Tuỳ vào độ tuổi của trẻ nhỏ mà cần thời gian ngủ khác nhau, đối với bé sơ sinh thời gian ngủ có thể kéo dài tới 16 tiếng một ngày.

Trong khi đó, quá trình ngủ đủ giấc giúp trẻ khoẻ mạnh, phát triển tốt. Đặc biệt, ngủ đủ giấc còn giúp tuyến yên trong não tiết ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Do đó, nếu trẻ bị mất ngủ, trẻ ngủ không sâu giấc hoặc khi trẻ gặp vấn đề về giấc ngủ còn có thể là nguyên nhân khiến trẻ không cao lớn, khoẻ mạnh giống như các bạn đồng trang lứa. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể gây ra một số vấn đề có liên quan đến nhận thức, hành vi của trẻ. Hơn nữa, trẻ còn có thể mắc bệnh béo phì do rối loạn hormone.

Tại sao trẻ ngủ không sâu giấc? Phụ huynh chăm sóc trẻ cần làm gì? - Ảnh 5.

Tìm ra đúng nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc thì tình trạng này sẽ không trở thành mối lo lắng của mọi phụ huynh hay người chăm sóc trẻ - Ảnh Internet

3. Hạn chế tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc bằng cách nào?

Để có thể hạn chế được tình trạng ngủ không sâu giấc ở trẻ, phụ huynh cần chú ý xây dựng cho trẻ thói quen ngủ tốt. Việc phân biệt ngày và đêm cũng là cách giúp khắc phục vấn đề trẻ ngủ không sâu giấc vào ban đêm.

Nên mở cửa sổ đế ánh sáng lọt vào phòng vào ban ngày. Thời điểm ban ngày cũng không cần hạn chế các loại tiếng ồn như tiếng tivi, tiếng máy giặt hoặc tiếng xe cộ. Phụ huynh hoặc người chăm sóc trẻ ban ngày cần dành nhiều thời gian để chơi với bé.

Lưu ý, vào ban đêm cần giữ cho phòng ngủ tối. Tốt hơn hết nên để phòng ngủ tối hoặc có sử dụng ánh sáng ở mức nhẹ. Ngoài ra, cũng cần chú ý tới không gian, giữ khôn gian yên tĩnh, thời gian ban đêm không nên trò truyện nhiều với bé tránh khiến bé ngủ không sâu giấc hoặc bị thức giấc.

Trong quá trình chăm sóc trẻ nhỏ, cần chú ý hướng dẫn trẻ và dạy trẻ ngủ vào thời gian cố định trong ngày. Khi bé ngủ, không nên cho bé nằm võng lắc và đu đưa hoặc bế bé ngủ. Ngoài ra, cần chú ý đến khung giờ thích hợp cho trẻ ngủ để trẻ không bị quá đói hoặc quá no khi ngủ.

Trong quá trình chăm sóc trẻ cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đây là cách giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh và đồng thời giúp hạn chế các vấn đề ở trẻ sơ sinh khi trẻ ngủ không sâu giấc và khó ngủ vào ban đêm.

Việc ngủ không sâu giấc còn có thể khiến trẻ bị thừa cân, thiếu chất dinh dưỡng. Đây là một vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện về thể chất cũng như tinh thần và khả năng vận động của trẻ.

Trong quá trình xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần chú ý bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin cần thiết như vitamin nhóm B, selen, kẽm hay các vi khoáng chất với mục đích hỗ trợ hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng nhằm giúp trẻ tránh bị ốm vặt hoặc tránh gặp phải các vấn đề về tiêu hoá.

Để việc trẻ ngủ không sâu giấc không trở thành mối lo lắng của mọi phụ huynh hay người chăm sóc trẻ. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp cha mẹ phần nào xác định được chính xác nguyên nhân cũng như có các cách phù hợp với mục đích giúp cải thiện giấc ngủ của trẻ tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

1. Sleep problems in young children

2. Only Half of U.S. Children Get Enough Sleep: Why That's a Serious Problem

3. Childhood Insomnia and Sleep Problems


https://suckhoehangngay.vn/tai-sao-tre-ngu-khong-sau-giac-phu-huynh-cham-soc-tre-can-lam-gi-20220322222525212.htm
Tác giả: Ngọc Lan