Tại sao STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) dễ gặp hơn ở người lớn tuổi?

Tại sao STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) dễ gặp hơn ở người lớn tuổi?
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) không chỉ là vấn đề ở người trẻ tuổi. Người lớn tuổi cũng có thể gặp phải nhiều nguy cơ mắc bệnh do một số lý do như bệnh lý nền, lão hóa, sự chăm sóc kém lành mạnh,...

Người lớn tuổi có hoạt động tình dục có thể có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, nhiễm chlamydia, mụn rộp sinh dục, viêm gan B, mụn cóc sinh dục và viêm âm đạo do Trichomoniasis.

1. Tại sao bệnh lây truyền qua đường tình dục dễ gặp hơn ở người lớn tuổi?

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục không chỉ là vấn đề của giới trẻ. Người lớn tuổi cũng có thể bị chúng. Trên thực tế, có một số lý do giải thích tại sao người lớn tuổi thực sự có thể gặp nhiều nguy cơ mắc STD hơn so với những người trẻ tuổi của họ, bao gồm:

- Thiếu tầm soát sức khỏe sinh sản

Người lớn tuổi có thể sẽ cảm thấy xấu hổ khi yêu cầu bác sĩ làm các xét nghiệm liên quan tới STDs. Do đó họ ít có khả năng được chẩn đoán ở giai đoạn đầu và không thể hưởng lợi từ các thuốc điều trị từ sớm.

Bên cạnh đó, nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục không có triệu chứng, vì thế, khi người lớn tuổi nhận ra mình đã nhiễm bệnh thì đã ở giai đoạn muộn, gây ra nhiều tổn thương vĩnh viễn nghiêm trọng.

Tại sao STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) dễ gặp hơn ở người lớn tuổi? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: The conversation

Đọc thêm:

Tổng quan 5 điều cần biết về bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở người già

7 lời khuyên để chuyện chăn gối viên mãn sau tuổi 50

- Sau khi mãn kinh, âm đạo của phụ nữ trung niên bắt đầu mỏng dần và khả năng bôi trơn tự nhiên suy giảm. Điều này làm tăng nguy cơ bị đau rát, chảy máu và nguy cơ bị vi khuẩn xâm nhập nếu như bạn tình mắc các bệnh STDs cũng sẽ cao hơn, nhất là các bệnh như HIV/AIDS

- Người cao tuổi thường không có thói quen sử dụg bao cao su do không nghĩ rằng còn khả năng mang thai hoặc không cho rằng mình là người có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một lý do (có thể) khác là họ không cho rằng bao cao su nên là một phần trong đời sống tình dục khi về già của họ

- Hệ thống miễn dịch bị suy giảm do quá trình lão hóa dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng do các bệnh lây nhiễm cũng cao hơn

- Thiếu tìm hiểu về tiền sử quan hệ nếu có hơn một bạn tình.

Ngoài ra, có những trường hợp người lớn tuổi mắc STDs ngay cả khi không còn hoạt động tình dục nữa. Thậm chí các bệnh có biến chứng nặng do triệu chứng bệnh STDs ở người cao tuổi dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác do lão hóa chẳng hạn như các biến chứng về thần kinh của HIV hay giang mai. 

2. HIV là một vấn đề lớn đối với người lớn tuổi

Thống kê công bố vào năm 2018 bởi Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa bệnh tật (CDC)  đã chỉ ra rằng số ca nhiễm HIV đang có dấu hiệu thực sự phát triển nhanh ở những người trên 50 so với ở những người 40 tuổi trở xuống và ví dụ về HIV dường như chỉ là đỉnh của tảng băng trôi (1).

Tại sao STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) dễ gặp hơn ở người lớn tuổi? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán nhầm các triệu chứng ban đầu của nhiễm HIV - mệt mỏi, suy nhược và thay đổi trí nhớ - là dấu hiệu lão hóa hoặc một bệnh khác. Bản thân người lớn tuổi cũng có thể bỏ qua những triệu chứng này vì lý do tương tự. 

Tuy nhiên, những người lớn tuổi được chẩn đoán mắc bệnh AIDS có xu hướng có tỷ lệ tử vong cao hơn. Theo CDC, nguyên nhân có thể do các vấn đề sức khỏe mãn tính mà người lớn tuổi đang có như bệnh tim, tiểu đường hoặc hệ miễn dịch lão hóa. Vì vậy điều quan trọng là họ phải được chẩn đoán chính xác càng sớm càng tốt.

3. Ung thư cổ tử cung

Mỗi năm có hàng ngàn phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Nhưng phần lớn ung thư cổ tử cung vẫn là một căn bệnh có thể phòng ngừa được. Gây ra bởi virus u nhú ở người (HPV) - một dạng STDs nên việc kiểm tra cổ tử cung thường xuyên ngay cả khi đã mãn kinh chiếm một vai trò quan trọng.

Nhiều phụ nữ trung niên cho rằng, khi họ ngừng sử dụng thuốc tránh thai thì việc sàng lọc và thăm khám phụ khoa không còn cần thiết nữa. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Ung thư cổ tử cung hay các bệnh phụ khoa, bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, vì thế, nếu bạn trên 55 tuổi thì bạn cần phải được bác sĩ tư vấn và lên lịch tầm soát ung thư cổ tử cung định kì.

Tại sao STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) dễ gặp hơn ở người lớn tuổi? - Ảnh 4.

Ảnh minh họa: Internet

Nhiều yếu tố đã góp phần làm gia tăng các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở người cao tuổi, và nhiều yếu tố trong số đó xuất phát từ một vấn đề duy nhất. Cụ thể, các bác sĩ và nhà khoa học không dành đủ thời gian để suy nghĩ hoặc nói về những người lớn tuổi có quan hệ tình dục. Không chỉ người lớn tuổi thường bị bỏ qua trong nhiều nghiên cứu STD, mà họ thường ít có khả năng được sàng lọc STD hơn so với những người trẻ tuổi.

Tóm lại, vì tuổi tác không bảo vệ bất kỳ ai khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên điều cần thiết là người lớn tuổi và người chăm sóc của họ phải tự giáo dục về nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tại sao STDs (bệnh lây truyền qua đường tình dục) dễ gặp hơn ở người lớn tuổi? - Ảnh 5.

Nguồn dịch: 

1. https://www.verywellhealth.com/stds-the-elderly-3133189

2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7177870/


Tác giả: Châu Anh