Tại sao phụ nữ lại thụt rửa âm đạo? Thụt rửa âm đạo có an toàn không?

Tại sao phụ nữ lại thụt rửa âm đạo? Thụt rửa âm đạo có an toàn không?
Quá tình thụt rửa âm đạo được nữ giới thực hiện với mục đích làm sạch âm đạo. Tuy nhiên, thụt rửa âm đạo có thực sự an toàn?

Được biết, quá trình thụt rửa âm đạo là quá trình làm sạch âm đạo bằng cách cho nước hoặc một dung dịch khắc vào trong khoang âm đạo. Sử dụng thuốc thụt rửa âm đạo có thể không cần kê đơn, ngoài ra thuốc còn được sử dụng điều trị một số tình trạng bệnh âm đạo hoặc chuẩn bị cho các thủ thuật.

1. Tại sao phụ nữ lại thụt rửa âm đạo?

Thực tế, tình trạng phụ nữ thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng thụt rửa vì có nhiều lý do, hầu hết là do các thông tin sai lệch xuất hiện trên mạng xã hội.

Khi phụ nữ thực hiện thụt rửa âm đạo với mục đích làm sạch âm đạo nhưng lại không hiệu quả. Các biện pháp thụt rửa âm đạo được thực hiện với mục đích:

- Vệ sinh, rửa sạch máu còn sót lại vào cuối chu kỳ kinh nguyệt.

- Thụt rửa âm đạo với mục đích tránh mang thai hoặc mắc các bệnh lây truyền tình dục sau khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy rằng quá trình thụt rửa âm đạo không chỉ không phải biện pháp tránh thai, cũng không phải biện pháp ngăn ngừa bệnh tình dục. Thậm chí, thụt rửa âm đạo không an toàn còn làm tăng nguy cơ phát triển nhiễm trùng.

Tại sao phụ nữ lại thụt rửa âm đạo? Thụt rửa âm đạo có an toàn không? - Ảnh 2.

Quá trình thụt rửa âm đạo là quá trình làm sạch âm đạo không an toàn - Ảnh Internet

Đọc thêm bài viết:

- Chảy máu âm đạo bất thường: Cẩn thận dấu hiệu ung thư vùng kín

- 26 tuổi bị ung thư cổ tử cung và lời cảnh báo cho các chị em hay bị ra máu âm đạo bất thường

- Thụt rửa âm đạo của nữ giới với mục đích giảm mùi hôi âm đạo. Trên thực tế, khi phụ nữ có mùi hôi âm đạo bất thường thì tốt hơn hết nên tìm đến bác sĩ lâm sàng để nhận chẩn đoán chính xác. Bởi vì đây còn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Không những thế, thụt rửa âm đạo còn có thể làm phức tạp thêm tình trạng bệnh.

- Phụ nữ thụt rửa âm đạo để cảm thấy vùng kín sạch sẽ hơn.

- Thụt rửa được thực hiện điều trị chỉ định đối với các bệnh nhiễm trùng nấm men mãn tính hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn mãn tính.

2. Thụt rửa âm đạo có an toàn không?

Thụt rửa âm đạo có tốt cho sức khỏe và có an toàn không thì câu trả lời rõ ràng là Không. Ngoài việc không an toàn, không đem lại hiệu quả cải thiện sức khỏe sinh sản mà quá trình thụt rửa âm đạo còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác có thể kể đến như:

- Quá trình thụt rửa âm đạo thường xuyên còn làm thay đổi sự cân bằng hóa học mỏng manh của âm đạo. Đồng thời còn khiến phụ nữ dễ bị nhiễm trùng hơn. Hơn nữa, việc thụt rửa âm đạo còn có thể làm giảm vi khuẩn có lợi trong âm đạo và dẫn đến sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.

Tại sao phụ nữ lại thụt rửa âm đạo? Thụt rửa âm đạo có an toàn không? - Ảnh 3.

Thụt rửa âm đạo không an toàn đối với sức khỏe sinh sản nữ giới - Ảnh Internet

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng những người phụ nữ có thói quen thụt rửa âm đạo thường xuyên dễ gặp kích ứng, nhiễm trùng như viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trùng nấm men cũng như làm gia tăng số bệnh lây truyền qua trình dục hơn.

- Chưa hết, thụt rửa còn là cách đưa vi khuẩn mới vào âm đạo, vi khuẩn này có thể lây lan qua cổ tử cung, tử cung và ống dẫn trứng. Đây là nguyên nhân khiến nữ giới có thói quen thụt rửa âm đạo có nguy cơ mắc bệnh viêm vùng chậu cao hơn, một loại bệnh mãn tính có thể dẫn đến tình trạng vô sinh hoặc tử vong nếu không kịp thời điều trị.

Với những lý do được nêu ở trên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng âm đạo và thói quen thụt rửa không an toàn đối với sức khỏe sinh sản của nữ giới.

Cách an toàn nhất khi vệ sinh vùng kín là để âm đạo tự làm sạch.

3. Âm đạo tự làm sạch bằng cách nào?

Có thể nhiều người bỡ ngỡ và không tin tưởng rằng âm đạo có thể tự làm sạch. Thực tế, âm đạo có thể tự làm sạch một cách tự nhiên bằng chất tiết nhầy của chính nó.

Do đó, sau khi tắm hoặc tắm vòi hoa sen và sử dụng nước ấm, xà phòng không mùi để nhẹ nhàng rửa sạch khu vực bên ngoài của âm đạo. Đối với các sản phẩm vệ sinh phụ nữ như: xà phòng, bột hay thuốc xịt là không cần thiết vì các sản phẩm này có thể gây ra tình trạng kích ứng các mô nhạy cảm.

4. Khi nào cần tìm đến bác sĩ?

Phụ nữ cần tìm đến bác sĩ thay vì thực hiện thụt rửa âm đạo không an toàn khi xuất hiện các triệu chứng ở âm đạo như:

Tại sao phụ nữ lại thụt rửa âm đạo? Thụt rửa âm đạo có an toàn không? - Ảnh 4.

Tìm đến bác sĩ ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở âm đạo - Ảnh Internet

- Đau âm đạo.

- Ngứa âm đạo.

- Cảm giác nóng rát âm đạo.

- Xuất hiện mùi hôi từ âm đạo.

- Đi tiểu bị đau.

- Dịch tiết ra tại âm đạo có màu bất thường như: đặc và trắng, vàng, xanh...

Đối với các triệu chứng hay dấu hiệu bất thường ở trên có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác nhau từ nhiễm trùng nấm men cho đến nhiễm trùng do vi khuẩn, do bệnh tình dục và nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đối với các bệnh ở trên hầu hết đều có thể được điều trị bằng thuốc theo toa. Do đó, nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng âm đạo, nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa hoặc bệnh viện để nhận thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.verywellhealth.com/are-vaginal-douches-safe-3520434

2. https://www.verywellhealth.com/lets-talk-about-vaginal-discharge-3522663

3. https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/douching


Tác giả: Anh Dũng