Tại sao nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ? Điều trị khó thở khi ngủ bằng cách nào?

Tại sao nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ? Điều trị khó thở khi ngủ bằng cách nào?
Khó thở khi ngủ đột ngột và dữ dội có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh không nên chủ quan nếu mắc phải tình huống này.

Có một số lý do khiến nhiều người cảm thấy mình khó thở khi ngủ (khó thở vào ban đêm). Khó thở có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý; chẳng hạn như bệnh ảnh hưởng đến tim và phổi. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào khó thở khi ngủ cũng là dấu hiệu của bệnh liên quan đến tim phổi.

Người gặp tình trạng tức ngực khó thở về đêm cũng có thể mắc các chứng như ngưng thở khi ngủ, dị ứng hoặc lo lắng. Bạn cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng để có cách chữa khó thở về đêm hiệu quả.

1. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng khó thở khi ngủ?

Có khá nhiều tình trạng ra khó thở khi ngủ. Khó thở về đêm mãn tính được xác định khi bạn gặp phải triệu chứng này trong hơn một tháng. Theo một bài bài đăng trên tạp chí American Family Physician, 85% các tình trạng khó thở mãn tính liên quan đến tim, phổi hoặc sức khỏe tâm thần của người bệnh.

Nặng ngực khó thở mệt mỏi có thể xảy ra nếu cơ thể người bệnh không thể bơm đầy đủ oxy vào máu. Phổi có thể không thể xử lý lượng oxy bơm vào hoặc tim không thể bơm máu tốt. Khó thở khi bạn bắt đầu nằm xuống được gọi chung là chứng khó thở. Khi triệu chứng nặng ngực khó thở mệt mỏi xuất hiện sau vài giờ ngủ, nó được gọi xác định là khó thở kịch phát về đêm.

Dưới đây là một số nguyên nhân có thể gây ra tình trạng khó thở khi ngủ mà người bệnh nên xem xét:

1.1. Tình trạng phổi

Các tình trạng phổi khác nhau có thể gây ra tình trạng khó thở khi ngủ. Một số tình trạng phổi có thể là mãn tính hoặc đe dọa tính mạng và một số khác có thể điều trị được.

1.2. Bệnh hen suyễn gây khó thở khi ngủ

Bệnh hen suyễn sảy ra khi phổi của người bệnh bị viêm, điều này dẫn đến tức ngực khó thở về đêm. Người bệnh có thể bị khó thở khi ngủ liên quan đến bệnh hen suyễn của bản thân bởi các nguyên nhân sau:

- Tư thế ngủ của người bệnh gây áp lực lên cơ hoành của họ;

- Chất nhầy tích tụ trong cổ họng khiến người bệnh ho và khó thở;

- Nội tiết tố trong cơ thể người bệnh thay đổi vào ban đêm;

- Môi trường ngủ có thể gây ra bệnh hen suyễn của người bệnh;

- Hen suyễn cũng có thể được khởi phát bởi tình trạng như bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

Tại sao nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ? - Ảnh 2.

COPD thường làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở khiến người bệnh khó thở khi ngủ hơn - Ảnh: sleepfoundation

Đọc thêm:

- Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải làm sao?

- Tại sao bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính gây khó thở? Làm thế nào để kiểm soát khó thở do COPD?

1.3. Thuyên tắc phổi

Nghẽn mạch phổi xảy ra nếu trong phổi người bệnh hình thành một cục máu đông. Người bệnh có thể cảm thấy đau tức ngực và ho. Ngoài ra, tình trạng ho và đau ngực chỉ xuất hiện khi bạn nằm ngủ trong một khoảng thời gian. Điều đó có thể khiến lưu lượng máu bị hạn chế.

Thuyên tắc phổi là một tình trạng khẩn cấp, người bệnh cần được chăm sóc y tế sớm nhất có thể.

1.4. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)

COPD thường làm thu hẹp hoặc tắc nghẽn đường thở khiến người bệnh khó thở khi ngủ hơn. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng như ho, thở khò khè, tức ngực và ho. Hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất có thể gây ra bệnh COPD.

1.5. Viêm phổi

Viêm phổi có thể hình thành do vi khuẩn, vi rút hoặc nấm. Khi bị viêm phổi, người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng giống như cúm, đau ngực, mệt mỏi và ho nhiều. Ngoài ra, bạn nên đi khám để được điều trị nếu viêm phiểm kèm theo ho và khó thở; nhất là khó thở khi ngủ.

Tại sao nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ? - Ảnh 3.

Người bệnh có thể cảm giác bị hụt hơi vì tim không có khả năng bơm máu ở mức bền vững - Ảnh: medicalnewstoday

1.6. Tình trạng tim mạch

Các tình trạng ảnh hưởng đến tim mạch có thể khiến khả năng bơm máu của tim bị cản trở. Điều này có thể dẫn đến khó thở khi ngủ hoặc sau khi bạn nằm xuống giường vài giờ.

1.7. Suy tim và các tình trạng liên quan

Người bệnh có thể cảm giác bị hụt hơi vì tim không có khả năng bơm máu ở mức bền vững, đó được gọi là suy tim. Bạn có thể bị suy tim vì khá nhiều lý do. Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh suy tim bao gồm bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống kém, do uống một số loại thuốc, hút thuốc và béo phì.

Suy tim là tình trạng có thể dẫn đến bệnh mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim. Người bệnh có thể cảm thấy bị hụt hơi do đau tim cũng như tức ngực, đổ mồ hôi, mệt mỏi và buồn nôn. Người bệnh nên tìm kiếm sự chăm sóc của bác sĩ ngay lập tức nếu nghi ngờ bản thân bị các bệnh về tim.

Các tình trạng khác liên quan đến suy tim như huyết áp cao, tổn thương tim, viêm hoặc nhịp tim không đều cũng có thể gây khó thở khi ngủ.

1.8. Dị ứng

Tình trạng dị ứng có thể nặng hơn vào ban đêm và dẫn đến khó thở khi ngủ. Điều này xảy ra là do môi trường phòng ngủ của bạn có thể chứa các chất kích ứng, chẳng hạn như lông thú cưng, bụi mịn và nấm mốc. Mở cửa sổ khi ngủ cũng có thể khiến các chất gây dị ứng bay vào phòng ngủ.

Tại sao nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ? - Ảnh 4.

Sức khỏe tinh thần của một người có thể liên quan với tình trạng khó thở khi ngủ - Ảnh: lipstiq

1.9. Chứng ngưng thở lúc ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ là một tình trạng chỉ xảy ra trong lúc ngủ và căn bệnh này khiến đường thở của người bệnh bị thu hẹp và mức oxy xuống thấp. Người bệnh có thể phải thức suốt đêm để cố gắng hít thở sâu hơn.

Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể cảm thấy khó thở về đêm và thức dậy vào buổi sáng với cảm giác vô cùng mệt mỏi.

1.10. Lo lắng và hoảng sợ

Sức khỏe tinh thần của một người có thể liên quan với tình trạng khó thở khi ngủ. Cảm thấy lo lắng có thể kích hoạt phản ứng khiến trong cơ thể và gây ra các cơn hoảng loạn. Người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, khó thở hoặc ngất xỉu trong cơn hoảng loạn.

2. Khó thở khi ngủ được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán khó thở khi ngủ, bác sĩ sẽ khám sức khỏe tổng quát và hỏi thăm về tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử gia đình để xác định nguyên nhân. Thông thường, bác sĩ đã có thể chẩn đoán tình trạng bệnh dưa trên những thăm khám ban đầu này. Các bác sĩ chia sẻ rằng, họ có thể chẩn đoán 66% các trường hợp khó thở chỉ dựa trên biểu hiện lâm sàng.

Ngoài ra, người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm để giúp bác sĩ chẩn đoán được nguyên nhân gây khó thở về đêm. Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số kiểm tra sau:

- Đo nồng độ oxy trong máu;

- Chụp X-quang ngực;

- Điện tâm đồ;

- Thực hiện phép đó phế dung;

- Bài kiểm tra về áp lực;

- Một số nghiên cứu về giấc ngủ.

Tại sao nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ? - Ảnh 5.

Phương án chữa khó thở về đêm sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra - Ảnh: sleepfoundation

3. Điều trị khó thở khi ngủ

Phương án chữa khó thở về đêm sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như:

Bệnh hen suyễn: Nếu nguyên nhân gây khó thở về đêm là do bệnh hen suyễn, người bệnh nên tuân thủ kể hoạch điều trị, tránh các tác nhân gây bệnh và kê cao gối khi ngủ để giữ cho đường thở thông thoáng hơn.

COPD: Nếu COPD là nguyên nhân gây khó thở khi ngủ, người bệnh nên bắt đầu điều trị bằng cách bỏ thuốc lá và tránh tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại. Kế hoạch điều trị thường ống hít, các loại thuốc và liệu pháp oxy.

Viêm phổi: Tình trạng viêm phổi gây khó thở khi ngủ sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc ho, hạ sốt và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Suy tim: Nếu suy tim khiến bạn khó thở khi ngủ, hãy thực hiện theo đúng phương án điều trị của bác sĩ để có thể thay đổi tình trạng. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn một số loại thuốc, yêu cầu người bệnh điều chỉnh lối sống kèm theo các thiết bị hỗ trợ để giúp cho tim hoạt động bình thường.

Chứng ngưng thở khi ngủ: Thay đổi lối sống bằng cách bỏ hút thuốc và giảm cân có thể khiến tình trạng này được cải thiện. Người bệnh cũng có thể cần một thiết bị hỗ trợ để đảm bảo đường thở luôn thông thoáng, tránh khó thở khi ngủ.

Dị ứng: Hãy giữ phòng ngủ luôn sạch sẽ, đảm bảo tránh xa các chất có thể gây dị ứng. Đầu tiên, hãy thay ga trải giường và máy lọc không khí trong phòng ngủ để cảm nhận sự thay đổi tích cực.

Các cơn lo lắng và hoảng sợ: Hãy luyện tập các bài tập thở, tránh các tác nhân gây hoảng loạn và chia sẻ với chuyên gia tâm lý để giảm bớt lo lắng.

Tại sao nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ? - Ảnh 6.

Khó thở đột ngột và dữ dội vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một tình trạng khá nghiêm trọng - Ảnh: medicalnewstoday

4. Khi nào cần đi khám ngay lập tức?

Khó thở đột ngột và dữ dội vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một tình trạng khá nghiêm trọng. Hãy đi khám ngay tập tức để được chăm sóc y tế kịp thời nếu bạn gặp các triệu chứng sau:

- Không thể thở khi nằm thẳng

- Cơn khó thở kéo dài và nặng hơn

Bạn cũng nên yêu cầu sự trợ giúp từ bác sĩ ngay lập tức nếu tình trạng khó thở của bạn xảy ra kèm với các tình trạng như:

- Môi hoặc các ngón tay có màu xanh nhợt

- Có các triệu chứng giống với bệnh cúm

- Thở nặng, thở khò khè

- Có xuất hiện âm thanh the thé khi thở.

Khó thở vào ban đêm có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng cụ thể để bác sĩ có thể chấn đoán được nguyên nhân cơ bản. Ngoài ra, nên nhanh chóng đi cấp cứu nếu nghi ngờ khó thở là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Nguồn dịch: https://www.healthline.com/health/sleep/shortness-of-breath-at-night#takeaway

Tại sao nhiều người cảm thấy khó thở khi ngủ? Điều trị khó thở khi ngủ bằng cách nào? - Ảnh 7.


https://suckhoehangngay.vn/tai-sao-nhieu-nguoi-cam-thay-kho-tho-khi-ngu-dieu-tri-kho-tho-khi-ngu-bang-cach-nao-20210831133800401.htm
Tác giả: Tiểu Quyên