Trước khi tìm hiểu lý do tại sao người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn nội tạng động vật, ta cần hiểu rõ bệnh là gì?
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn viêm mãn tính đặc hiệu ảnh hưởng tới khớp. Gây tổn thương tới các niêm mạc khớp, màng hoạt dịch, đầu xương dưới sụn. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gây tổn thương cho da, mắt, tim, phổi và mạch máu.
Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công chính các mô trong cơ thể người bệnh. Hiện tượng này khác với tình trạng viêm khớp thông thường. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương đến lớp lót của khớp. Khiến cho khớp đau nhức, sưng tấy và có thể dẫn tới xói mòn xương và biến dạng khớp.
Một số triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh xương khớp khác, nhất là bệnh gout.
Những dấu hiệu viêm khớp dạng thấp thường gặp bao gồm:
- Nóng, sưng tấy đỏ và đau nhức ở các vị trí bị viêm.
- Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng xuất hiện ở cùng một khớp ở cả hai bên cơ thể. Nghĩa là nếu cổ tay trái bị viêm thì cổ tay phải cũng không tránh khỏi tình trạng này.
- Hiện tượng viêm đau thường xảy ra ở nhiều hơn một khớp – Viêm đa khớp dạng thấp.
- Cơ thể mệt mỏi, giảm cân và có thể bị sốt nhẹ.
- Đau cứng khớp vào buổi sáng xảy ra với tần suất thường xuyên.
Viêm khớp dạng thấp sớm có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp nhỏ trước tiên. Đặc biệt là các khớp ở bàn tay và bàn chân. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở cổ tay, đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, hông và vai.
Khi bị viêm khớp dạng thấp, chế độ ăn uống cần đặc biệt lưu ý, nếu sử dụng không đúng loại thực phẩm phù hợp có thể khiến tình trạng viêm khớp phát triển nặng hơn. Vậy, viêm khớp dạng thấp không nên ăn gì?
Theo lời khuyên của nhiều chuyên gia, khi bị viêm khớp dạng thấp cũng như các bệnh viêm khớp nói chung, người bệnh cần kiêng:
- Người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn những loại thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích,…
- Các loại thịt màu đỏ có thể kích ứng viêm ở các khớp, từ đó gây sưng đau nhiều hơn.
- Bánh kẹo ngọt, các loại nước ngọt, đồ ăn nhiều đường cần tránh xa.
- Nên hạn chế ăn muối.
- Người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn bột mì.
- Nội tạng động vật.
- Ngoài bột mì, các loại thực phẩm như cơm nếp, thịt gà, ngô cũng cần tránh, bởi chúng có thể làm tình trạng sưng viêm phát triển nặng hơn.
- Rượu, bia, cà phê, soda,…
Khi bị viêm khớp dạng thấp, chế độ ăn uống cần đặc biệt lưu ý, nếu sử dụng không đúng loại thực phẩm phù hợp có thể khiến tình trạng viêm khớp phát triển nặng hơn.
Nội tạng động vật có hàm lượng calo tương tự thịt nạc (từ 100-150 calo/100 gram), hàm lượng protein khoảng 16-22% trọng lượng (trừ não và tủy) và hàm lượng chất béo trung bình từ 5-7%, trong đó chủ yếu là chất béo bão hòa và lượng cholesterol rất cao.
Trong nội tạng có nhiều chất đạm nhưng nó cũng chứa nhiều chất béo, đặc biệt là cholesterol, nhất là trong óc, gan và cật lợn. Đa số nội tạng động vật đều có chứa lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt.
Do đó, người tiêu thụ nhiều thực phẩm này sẽ làm tăng mỡ máu có hại cho tim mạch, đặc biệt đối với người cao tuổi, người béo phì và mắc bệnh rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, huyết áp cao, gout, viêm khớp dạng thấp...
Các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ gây kích thích phản ứng viêm gây giãn mạch và xung huyết, làm tăng cảm giác đau nhức bên trong xương khớp. Đây là lý do vì sao người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn nội tạng động vật
Nội tạng động vật rất giàu photpho, đây là chất mà khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây mất canxi trong xương, làm cho xương trở nên kém vững chắc và dễ bị sưng viêm. Vì vậy người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn và tránh xa các đồ ăn từ nội tạng động vật. Ngoài ra, thịt bò, gà, lươn, chạch cũng là những thực phẩm người bị viêm khớp dạng thấp không nên ăn.
Ngoài ra, đối với những người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều nội tạng động vật. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này ngoài gây ra các vấn đề xương khớp thì các bộ phận cơ quan khác như tim mạch, hệ tiêu hóa, gan, thận...cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng do chứa nhiều chất béo, nhiều cholesterol gây hại cho cơ thể.
Để phòng tránh các bệnh về xương khớp, bạn nên duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh. Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia; hạn chế tiêu thụ đồ uống có ga, đồ uống nhiều đường.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất bằng cách tăng cường thêm lượng rau xanh và trái cây, bổ sung nhiều nước nhằm giúp xương khớp và các cơ quan nội tạng hoạt động tốt. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung dịch nhờn khớp bằng thuốc hoặc chế độ dinh dưỡng dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ.
Bảo vệ xương khớp từ sớm giúp bạn có cuộc sống lành mạnh hơn, khỏe mạnh, dẻo dai hơn vì xương khớp là trụ cột của cơ thể. Xương khớp khỏe mạnh giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp bạn duy trì tốt mọi hoạt động sinh hoạt thường ngày.
Giảm cân đột ngột vào mùa đông: Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mang bệnhPhòng khám đa khoa Vietlife cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị toàn diện tất cả các chuyên khoa. Hệ thống phòng khám được trang bị công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sỹ chuyên gia đến từ các bệnh viện đầu ngành. Áp dụng quy trình dịch vụ khách hàng đồng bộ nhất quán từ khâu tiếp đón đến chăm sóc trước và sau khi sử dụng dịch vụ trên toàn hệ thống. Đảm bảo kết quả chẩn đoán lâm sàng chính xác và đưa ra tư vấn hướng điều trị tốt nhất.
Bạn có thể đăng ký và đặt lịch khám tại: Phòng khám MRI Trần Bình Trọng – Số 14 Trần Bình Trọng, Hoàn Kiếm, HN và phòng khám Vietlife Sư Vạn Hạnh – Số 583 Sư Vạn Hạnh, P.13, Q.10, TP.HCM. Hoặc liên hệ Hotline: 024.7307.8999 để được tư vấn.
Theo dõi và cập nhật những thông tin tư vấn về sức khỏe sớm nhất tại: http://vietlifeclinic.com/