Tại sao ngồi lâu ảnh hưởng xấu đến bạn?

Tại sao ngồi lâu ảnh hưởng xấu đến bạn?
Khi bạn ngồi càng lâu, cơ thể bạn đang căng lên, đếm từng giây cho đến khi bạn đứng trở lại và đi bộ một chút. Nghe nực cười nhỉ. Nhưng thật đấy, cơ thể bạn biết ngồi lâu ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của bạn

Nếu bạn đang đọc bài viết này, khả năng cao là bạn đang ngồi, phải không? Nhưng khi bạn ngồi càng lâu, cơ thể bạn càng căng cứng, kích động đếm từng giây cho đến khi bạn đứng dậy vào đi bộ một chút. Nghe nực cười nhỉ! Cơ thể bạn thích ngồi mà? Cũng không hẳn vậy! Việc ngồi xuống giúp bạn hồi sức sau khi tập thể dục, hay đỡ mệt hơn khi đang căng thẳng. Nhưng với nếp sinh hoạt hiện nay, chúng ta ngồi nhiều hơn là vận động, và cơ thể của chúng ta không được tạo ra cho một cuộc sống ít vận động như thế.

1. Cơ thể chúng ta sinh ra để chuyển động

Trong chúng ta có hơn 360 khớp xương, hơn 700 bó cơ cho phép chúng ta cử động linh hoạt, và dễ dàng. Cấu trúc vật lý giúp cơ thể ta đứng thẳng, chống lại lực hút của Trái Đất. Máu trong cơ thể tuần hoàn được bình thường nhờ vào chuyển động của cơ thể. Các tế bào thần kinh cũng hoạt động hiệu quả hơn khi cơ thể vận động, và da của chúng ta đàn hồi, dễ dàng thay đổi theo từng chuyển động.

Vậy là mọi bộ phận trên cơ thể của bạn đều sẵn sàng chờ bạn di chuyển, nhưng sẽ thế nào nếu bạn không đứng dậy?

2. Sẽ như thế nào nếu bạn ngồi lâu?

Hãy bắt đầu cơ cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất: cột sống của bạn.  Cột sống có cấu trúc dài, được cấu tạo từ xương và các đĩa đệm ở giữa, các bó cơ, dây chằng và khớp giữ chúng cố định với nhau. Một cách ngồi phổ biến bạn hay nhìn thấy là ngồi cong lưng và gù vai ra đằng trước. Tư thế này tạo áp lực không đều lên cột sống của bạn, cụ thể là áp lực lên phần lưng dưới sẽ nhiều hơn. Qua thời gian, những đĩa đệm bị mòn dần, gây quá tải cho dây chằng và khớp, cơ lưng của bạn sẽ bị căng cứng, dần dần dẫn đến thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hoá đốt sống.

Screen Shot 2019-06-20 at 10

Tư thế ngồi này cũng làm thu hẹp khoang ngực, dẫn đến phổi của bạn có ít không gian để nở rộng khi hít thở, nó hạn chế không khí đi vào phổi và lượng Oxy đi vào máu của bạn. Phần lớn bạn ngồi xuống là để dùng não đúng không? Nhưng trớ trêu thay, ngồi lâu cực kỳ không tốt. Việc vận động ít dẫn đến làm chậm tốc độ chảy của dòng máu và giảm lượng Oxy đi vào máu như đã nói ở trên. Đây là 2 thứ rất cần để duy trì não bộ tỉnh táo. Bạn sẽ dễ mất tập trung, và hiệu suất công việc giảm xuống.

Tiếp theo là những ảnh hưởng đến cơ và xương khớp. Bao quanh xương khớp của chúng ta là các bó cơ, dây thành kinh và mạch máu. Tư thế ngồi tạo nên áp lực đè nén, đặc biệt là lên đầu gối và cơ đùi trước. Đã bao giờ bạn thấy mình bị tê và sưng tay, chân khi bạn ngồi lâu chưa? Ở những vùng bị nén nhiều nhất, các dây thần kinh và mạch máu có thể bị chặn, hạn chế tín hiện thần kinh gây cảm giác tê, và làm giảm lưu lượng máu được truyền đến tay chân khiến chúng bị sưng.

Việc ngồi lâu cũng khiến bạn béo lên. Khi bạn ngồi lâu, khiến cơ thể tạm thời ngừng hoạt động của enzim lipoprotein lipase, loại enzim giúp phân huỷ mỡ trong máu. Bạn sẽ không những không đốt được mỡ thừa như khi bạn vận động, mà còn bị tăng nguy cơ bị những bệnh về tim mạch như mỡ máu, huyết áp, v.v..

Cuối cùng, thật không may, ngồi lâu cũng để lại những tác động xấu lâu dài về mặt sức khoẻ cho bạn. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, ngồi lâu có liên quan đến một số bệnh ung thư và bệnh tim, là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường, các vấn đề về thận và gan. Trên thực tế, lười vận động gây ra 5 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới.

3. Vậy thì đừng dậy, và đi bộ một chút nào!

Một thói quen tưởng chừng vô hại lại có thể tác động lớn đến sức khoẻ của chúng ta như vậy. May mắn là, cách giải quyết vấn đề này cũng cực kỳ đơn giản. Khi bạn bắt buộc phải ngồi để làm việc, hãy thay đổi tư thế, ngồi thẳng lưng và ép vai ra sau. Và khi bạn không bắt buộc phải ngồi, hãy đứng dậy và đi bộ một chút, đặt lời nhắc mỗi 30p để đứng dậy và chiêu đãi cơ thể một vòng, cơ thể của bạn sẽ cảm ơn bạn nhiều lắm

Luôn vui vẻ và sống khoẻ!


Tác giả: hoanglan.ngonguyen