Thời tiết lạnh hơn, nhiều người thay đổi thói quen sưởi ấm, ngồi điều hòa với nhiệt độ cao và bắt đầu tắm bằng nước nóng. Đối với thói quen này có thể làm cho chất nhờn giữ ẩm cho da tan biến.
Bên cạnh đó, trường hợp lười tắm, gội đầu hay vệ sinh thân thể khi thời tiết lạnh cũng gây ra tình trạng vi trùng, vi khuẩn và virus tích tụ nhiều hơn trên da. Điều này làm tăng nguy cơ mùa thu dễ mắc bệnh như: vảy nến, mề đay và chàm.
Viêm da cơ địa hoặc bệnh chàm thể tạng thường gặp ở những người bị dị ứng và bệnh hen suyễn. Bệnh có biểu hiện tổn thương da ở mặt, da chân, bị tróc vảy và có màu đỏ trên da.
Trong khi đó những ngày lạnh, thời tiết hanh của mùa thu dễ mắc bệnh, khiến bệnh viêm da cơ địa tiến triển nặng hơn. Các trường hợp viêm da cơ địa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và có thể tự khỏi khi trẻ khoảng 7 đến 8 tháng tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp bệnh viêm da dị ứng ở trẻ không tự khỏi thì sau đó bệnh sẽ chuyển thành mạn tính.
Do mùa thu dễ mắc bệnh như bệnh viêm da cơ địa. Vì vậy cần thực hiện một số biện pháp bảo vệ cơ thể nhất định như:
- Giữ ấm cơ thể.
- Ăn uống đủ dinh dưỡng, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Nên tránh tiếp xúc với các loại chất tẩy rửa.
- Lựa chọn sử dụng các loại kem dưỡng ẩm phù hợp với da để khiến da không bị khô mùa thu.
Khi gặp các vấn đề về sức khỏe, người bệnh cần gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và tư vấn sử dụng các loại thuốc đặc trị đem lại hiệu quả điều trị bệnh dị ứng.
Vảy nến là bệnh về da rối loạn tự miễn thường gặp và rất dễ tái phát đặc biệt vào mùa thu. Bệnh vảy nến biểu hiện bởi những tổn thương trên da như các đám mảng đỏ kích thước khác nhau có thể từ vài mm cho đến vài chục cm.
Các vết vảy nến trên da xuất hiện hơi gồ cao, nền cứng cộm. Bệnh vảy nến trên da xuất hiện ở nhiều địa điểm như đầu gối, khuỷu tay và phần thân hoặc móng tay, móng chân.
Đặc biệt bệnh vảy nến cực kỳ dễ tái phát vào mùa thu. Vì đây là bệnh tự miễn nên chưa có thuốc điều trị đặc hiệu căn bệnh này. Người bệnh không nên tin tưởng những lời khẳng định đối với loại thuốc có thể đem lại tác dụng điều trị dứt điểm bệnh vảy nến vì có thể để lại những biến chứng nguy hiểm tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Người bệnh bị vảy nến nên chú ý và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Ngoài ra tình trạng bệnh vảy nên trên da có thể bất thường, dai dẳng nên người bệnh cần kiên trì điều trị.
Vì mùa thu dễ mắc bệnh về da như vảy nến nên quá trình điều trị bệnh vảy nến cần tránh các loại rượu bia, thuốc lá, chất kích thích và căng thẳng để giảm triệu chứng và ổn định bệnh.
Một trong số những nhóm bệnh về da thường gặp khi giao mùa là mề đay. Đây là bệnh tương đối nguy hiểm đối với người bệnh vì mề đay có thể gây ra phù nề thanh quản, chèn ép khí quan khiến bệnh nhân bị khó thở, thậm chí có thể tử vong nếu không kịp thời điều trị.
Bệnh mề đay biểu hiện với các nốt sẩn, to phù và ngứa, nổi rải rác trên mặt hoặc trên cơ thể. Cũng có thể xuất hiện triệu chứng sưng môi và cảm giác căng ngứa.
Thông thường các triệu chứng nổi sẩn phù nề kéo dài từ 15 phút đến 1 giờ và bệnh tái phát nhiều lần. Đối với người bệnh mề đay thời tiết lạnh mùa thu cần tránh ra gió, mặc ấm và đeo khẩu trang, quàng khăn. Khi xuất hiện cảm giác khỏ thở thì bệnh nhân cần nhập viện ngay.
Bệnh mùa thu là thời điểm các bệnh về da xảy ra thường xuyên, tái phát và nghiêm trọng hơn. Do đó mọi người cần tìm các biện pháp phòng tránh bệnh về da để bảo vệ sức khỏe của bản thân.