Theo nhiều nghiên cứu cho thấy khi trẻ em mắc Covid-19, hầu hết sẽ ở thể nhẹ và khỏi nhanh hơn, cũng như không có triệu chứng như người lớn. Tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhỏ trẻ mắc Covid ở mức độ nặng hoặc tử vong.
Chính vì vậy các chuyên gia y tế vẫn đang gấp rút thực hiện các thử nghiệm liên quan tới vaccine Covid-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Mặc dù có vẻ như vaccine COvid-19 sẽ cần nhiều thời gian hơn để cung cấp cho trẻ em dưới 12 tuổi, nhưng các chuyên gia y tế muốn đảm bảo tính an toàn của vaccine đối với nhóm dân số trẻ tuổi này.
Tiến sĩ C. Buddy Creech, giám đốc Chương trình Nghiên cứu vaccine Vanderbilt và là giáo sư về Bệnh Truyền nhiễm Nhi khoa tại Trung tâm Y tế Đại học Vanderbilt, nói với Healthline rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn vì chúng ta không thể cho rằng liều lượng được sử dụng trong vaccine của trẻ em lại giống như người lớn bởi "Children are not small adults” - Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ.
Xem thêm:
+ Các nhà nghiên cứu phát hiện nguy cơ tổn thương thần kinh ở trẻ em mắc COVID-19 nghiêm trọng
+ Trẻ em vị thành niên tiêm vắc xin Covid-19 liệu có an toàn không?
TS.C.Buddy cho rằng, vì trẻ em có vẻ đáp ứng rất tốt với vaccine mRNA Covid-19 nên một liều nhỏ hơn nhiều - một nửa hay thậm chí là một phần tư tới một phần mười lười ở người lớn có thể đã đủ để tạo ra các phản ứng miễn dịch cần thiết cho việc thiết lập nên hàng rào bảo vệ cơ thể của trẻ nhỏ.
Sự xuất hiện liên tục của các biến thể khiến số lượng trẻ em mắc Covid-19 đang tăng lên, nhất là khi biến thể Delta đang lan rộng và vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm.
Các triệu chứng chính khi nhiễm Covid-19 ở trẻ đang là:
- Sốt
- Xuất hiện các cơn ho, liên tục trong hơn 1 giờ hoặc 3 cơn ho trở lên trong 24 giờ
- Mất hoặc thay đổi khứu giác, vị giác hoặc ngửi thấy mùi hay có vị giác khác với bình thường
- Có thay đổi bất thường trên da chẳng hạn như vùng da ở bàn chân, bàn tay bị đổi màu
- Đau họng
- Các vấn đề tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy
- Ớn lạnh
- Đau nhức cơ thể
- Đau nhức đầu
- Nghẹt mũi.
Bên cạnh đó hội chứng Covid kéo dài có thể xảy ra ở trẻ sau điều trị Covid-19 như mệt mỏi, nhức đầu, khó ngủ, khó tập trung, ho và đau cơ khớp. Chúng sẽ ảnh hưởng tới khả năng học tập, sinh hoạt ở trẻ.
Tính tới hiện tại chỉ có vaccine Pfizer/BioNTech là được FDA phê duyệt sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên với liều và khoảng cách các liều tiêm là giống nhau.
Ngày 21/9, Pfizer/BioNTech đã công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 2/3 đối với lần đầu tiêm thử nghiệm ở nhóm trẻ từ 5 - 11 tuổi (1) với 2.268 trẻ tham gia. Kết quả thử nghiệm cho thấy độ an toàn và đáp ứng miễn dịch của nhóm này tốt khi sản sinh ra lượng kháng thể trung hòa ngang với người lớn khi tiêm vaccine Covid-19.
Pfizer/BioNTech đã sử dụng liều thấp hơn so với người lớn, liều này là 1/3 - liều vaccine thấp hơn (10 µg, cách nhau 21 ngày) so với liều tiêm cho người từ 12 tuổi trở lên (30 µg, cách nhau 21 ngày). Khoảng cách giữa hai mũi tiêm vẫn được giữ nguyên là 21 ngày. Với trẻ dưới 5 tuổi, Pfizer/BioNTech có thể sẽ đưa ra kết quả thử nghiệm lâm sàng vào cuối năm nay. Liều đề nghị thử nghiệm cho trẻ dưới 5 tuổi có thể sẽ thấp hơn nữa - khoảng 3 µg.
Moderna cũng đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng tương tự với cùng một khoảng cách là 4 tuần như người lớn.
TS.C.Buddy nói: "Theo thời gian, chúng tôi có thể học được rằng việc kéo dài khoảng cách giữa các mũi tiêm sẽ có lợi hơn về mặt miễn dịch đối với những người có nguy cơ gặp phải biến chứng bệnh tương đối nhẹ hơn nếu nhiễm Covid-19".
Nhìn chung, vaccine cho trẻ dưới 12 tuổi cần trải qua các thử nghiệm lâm sàng với quy trình nghiêm ngặt để có thể đưa vào sử dụng sớm nhất. Với tình hình hiện tại, cha mẹ nên đảm bảo các biện pháp bảo vệ trẻ nếu chưa đủ điều kiện tiêm vaccine Covid-19 như sau:
- Rửa tay, giữ tay luôn sạch sẽ
Rửa tay bằng xà phòng và dưới vòi nước sạch ít nhất 20 giây hoặc sử dụng các dung dịch sát khuẩn chứa cồn ít nhất là 60%
- Che miệng, mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay hay khăn giấy sau đó rửa tay và vứt khăn giấy đi
- Yêu cầu trẻ rửa tay sạch sẽ trước, sau khi đi vệ sinh hoặc sờ vào thực phẩm nấu nướng
- Tránh cho trẻ tiếp xúc gần với bất kì ai không sống trong gia đình bạn
- Làm sạch, dọn dẹp nhà của mỗi ngày, những khu vực thường xuyên tiếp xúc như bàn, tay nắm cửa, công tắc điện, điều khiển từ xa,... nhất là nơi trẻ thường xuyên chạm vào như tủ đồ chơi, đồ chơi, bàn học,...
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài.