Tại sao khi bị cảm cúm không nên uống đồ uống có cồn?

Tại sao khi bị cảm cúm không nên uống đồ uống có cồn?
Bên cạnh những thực phẩm nên và không nên ăn, người đang bị cúm cũng không nên sử dụng rượu, bia và các chất kích thích. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu lý do tại sao khi bị cảm cúm không nên uống đồ uống có cồn?

Cảm cúm hay còn được gọi là bệnh cúm chính là do một loại virus truyền nhiễm gây bệnh đường hô hấp từ nhẹ đến nặng. Khi mắc cúm, người bệnh cần phải thay đổi một số thói quen hằng ngày bao gồm cả chế độ ăn uống. Trong đó, điều được lưu ý nhiều nhất vẫn là tránh xa các chất kích thích và đồ uống có cồn như rượu, bia. Vậy tại sao khi bị cảm cúm không nên uống đồ uống có cồn?

1. Tại sao khi bị cảm cúm không nên uống đồ uống có cồn?

Đa phần chúng ra có thói quen uống rượu, bia hay các đồ uống có cồn khác trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày và vào các buổi liên hoan, tụ tập. Đặc biệt là khi bị cảm cúm, nó có thể khiến bệnh nhân ho, hắt hơi, nghẹt mũi và các triệu chứng khác làm cho cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Chính vì vậy nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng sử dụng các đồ uống có cồn có thể giúp họ dễ chịu hơn.

Trên thực tế, rượu vang có chứa một số chất chống oxy hóa nhất định mà theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra có công dụng ngăn ngừa cảm lạnh và giảm đau. Tuy nhiên khi bị ốm, cồn có thể làm cho tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Do đó khi bị cảm cúm không nên uống đồ uống có cồn.

Cụ thể, cồn có trong rượu, bia,... cũng có thể gây ra tình trạng mất nước của cơ thể. Theo các nhà khoa học đã chứng minh, một số chất lỏng như rượu và caffeine có thể làm mất nước, từ đó khiến các triệu chứng nghẹt mũi, đau họng, ho trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt không nên uống rượu khi đang bị sốt.

Ngoài ra, rượu, bia... có thể làm suy giảm hệ miễn dịch. Đặc biệt là khi đang bi cảm cúm, hệ miễn dịch của cơ thể cũng đã yếu hơn rất nhiều. Chính vì vậy, uống những loại đồ uống có cồn như rượu, bia... khi bị cảm cúm sẽ khiến cơ thể của bệnh nhân khó hồi phục hơn so với bình thường. Bên cạnh đó, đồ uống có cồn cũng có thể gây tổn thương gan về lâu dài, nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.

Tại sao khi bị cảm cúm không nên uống đồ uống có cồn ? - Ảnh 2.

Rượi, bia, đồ uống có cồn có thể tương tác với thuốc điều trị cảm cúm (Ảnh: Internet)

Một lý do quan trọng nhất khiến người bệnh cảm cúm không nên uống rượu, bia là do sự tương tác của chúng với các loại thuốc điều trị mà họ đang sử dụng. Rượu có thể tương tác với một số loại thuốc không kê đơn và kê đơn. Khi những loại thuốc này được kết hợp với rượu, nó có thể cực kỳ nguy hiểm với cơ thể.

Một số loại thuốc có tương tác với rượu có thể kể đến như aspirin acetaminophen (Tylenol), ibuprofen (Motrin, Advil), naproxen (Aleve), các loại siro ho như Robitussin Cough hay Robitussin A-C, azithromycin (Azomax, Zithromax). Những loại thuốc này nếu kết hợp với rượu có thể gây các tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ, choáng ngất, đau đầu, buồn nôn và nôn. Người bệnh nên đọc hướng dẫn sử dụng và kiểm tra cảnh báo trên nhãn thuốc trước khi uống.

Để giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, bệnh nhân nên đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, nhớ uống đủ nước và thư giãn. Bên cạnh đó, nếu vẫn không chắc chắn về tác động của đồ uống có cồn mà bạn đang sử dụng với cơ thể khi bị cảm cúm, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

2. Một số loại thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm

Cảm cúm thường khiến việc tiêu thụ thức ăn trở nên khó khăn, vì các triệu chứng của cúm có thể gây buồn nôn hoặc các dấu hiệu khác ở dạ dày. Do vậy, một chế độ ăn uống khoa học, tránh tiêu thụ những loại thực phẩm gây hại là điều vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số loại thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm:

- Thức ăn nhiều dầu mỡ. Những loại đồ ăn này rất khó để dung nạp và có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bệnh nhân. Chính vì vậy khi bị cảm cúm, nên tránh hoặc hạn chế những thực phẩm giàu chất béo bão hòa hay món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Tại sao khi bị cảm cúm không nên uống đồ uống có cồn ? - Ảnh 3.

Đồ chiên rán rất khó tiêu hóa và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân (Ảnh: Internet)

- Ngũ cốc khó tiêu hóa. Do khi bị cảm cúm, việc tiêu thụ thức ăn trở nên khó khăn. Từ đó bệnh nhân nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như carbohydrate đơn/tinh chế. Các loại thực phẩm như bánh quy khô, bánh mì nướng và bánh quy giòn dễ làm người bệnh cảm cúm đau bụng. Thực phẩm giàu chất xơ cũng khó tiêu hóa hơn nên hạn chế sử dụng.

- Thức ăn hoặc đồ uống có đường. Những loại thực phẩm này không chứa quá nhiều chất dinh dưỡng và có thể làm trầm trọng tình trạng viêm cũng như suy giảm hệ miễn dịch của bạn.

- Đồ uống nhiều vitamin C. Tuy loại đồ uống này có chứa nhiều chất chống oxy hóa nhưng lại dễ làm tình trạng viêm loét trở nên nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh không nên lạm dụng mà nên bổ sung nước lọc dể cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.

Nguồn dịch:

https://healthengine.com.au/info/cold-and-flu-what-to-eat-and-drink-to-get-better-faster

https://www.winespectator.com/articles/health-q-a-can-i-drink-wine-if-i-have-the-flu

https://www.bodyandsoul.com.au/health/health-advice/ask-a-gp-is-it-okay-to-drink-alcohol-if-you-have-the-cold-or-flu/news-story/4a2ed6ba45efab60ec2688dbcce909dc

https://wexnermedical.osu.edu/blog/foods-to-avoid-with-flu



Tác giả: Anh Dũng