Tại sao COVID-19 gây ra stress và sang chấn tâm lý?

Tại sao COVID-19 gây ra stress và sang chấn tâm lý?
Tình hình dịch COVID-19 diễn ra phức tạp và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, kinh tế, xã hội của thế giới suốt 2 năm qua.

COVID-19 không chỉ là dịch bệnh gây ra rất nhiều tổn thất, tổn thất lớn về cả kinh tế lẫn cuộc sống của mọi người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói về sức khoẻ như sau: Sức khoẻ là trạng thái thoải mái một cách toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần và xã hội chứ không đơn thuần chỉ gồm tình trạng có bệnh hay thương tật xảy ra.

Do đó, có thể hiểu rằng, sức khoẻ tinh thần đóng vai trò quan trọng trong quan niệm về sức khoẻ nói chung.

Dịch bệnh COVID-19 đã khiến 219 triệu người mắc bệnh, trong đó có tới 4,55 triệu người đã tử vong do dịch bệnh này. Đây là một tổn thất vô cùng lớn và gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần, gây stress và thậm chí là sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài. Hơn nữa, COVID-19 còn có thể gây ra rối loạn tâm thần.

1. Hiểu về sang chấn tâm lý

Sang chấn tâm lý là gì? Đây là hậu quả của phản ứng cơ thể trước những tình huống căng thẳng và những tình huống này mang tính chất đe doạ đến cuộc sống cũng như khiến cá nhân trải nghiệm sự quá tải về cảm xúc và thể chất.

Đặc biệt, Covid-19 còn để lại hậu quả nặng nề và nghiêm trọng về các khía cạnh khác như thể chất, cảm xúc, xã hội hoặc tinh thần.

Tại sao COVID-19 gây ra stress và sang chấn tâm lý? - Ảnh 2.

Sang chấn tâm lý là hậu quả của phản ứng cơ thể trước những tình huống căng thẳng và những tình huống này mang tính chất đe doạ đến cuộc sống - Ảnh Internet

Đọc thêm:

- Làm gì để không bị stress nếu thành phố bạn đang sống buộc phải phong tỏa trong thời gian dài để kiểm soát dịch COVID-19

- 5 điều cha mẹ có thể làm để giúp trẻ giảm stress trong đại dịch COVID-19

2. Nguyên nhân gây sang chấn tâm lý do Covid-19

Thực tế cho thấy, sang chấn tâm lý có rất nhiều loại. Thông thường là các sự kiện tác động một cách tiêu cực và làm ảnh hưởng lớn đến con người. Hơn nữa, COVID-19 còn làm đảo lộn cuộc sống của con người.

Các sự kiện do Covid-19 gây ra sẽ khiến con người đau khổ, làm đe doạ tính mạng hoặc còn gây ra tổn thất lớn về tinh thần nghiêm trọng. Đồng thời, dịch bệnh cũng làm ảnh hưởng đến nền kinh tế không chỉ của quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của gia đình, làm suy sụp và không có khả năng chống đỡ.

Nghiêm trọng hơn nữa là khi Covid-19 xảy ra khiến nhiều người mất đi người thân, mất đi việc làm, bị phá sản, các vấn đề như ly hôn, ly thân... đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ tinh thần của mọi người.

3. Hậu quả của sang chấn tâm lý gây ra

Những hậu quả nguy hiểm mà sang chấn tâm lý gây ra với cơ thể về tinh thần và ảnh hưởng đến hệ thống cơ quan trong cơ thể như:

- Sang chấn tâm lý làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương:

Tình trạng này khiến người bệnh chịu nhiều biến đổi, thậm chí còn có thể gây teo não, thoái hoá não ở những vùng khác nhau. Đây cũng làn nguyên nhân gây ra ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng nhận thức cũng như học tập của một người.

Tại sao COVID-19 gây ra stress và sang chấn tâm lý? - Ảnh 3.

Sang chấn tâm lý còn làm ảnh hưởng đến khả năng nhận thức cũng như học tập của một người - Ảnh Internet

- Gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể:

Thông qua hệ thống thần kinh nội tiết thì sang chấn tâm lý còn làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Điều này khiến người bị sang chấn tâm lý tưởng bị suy giảm sức đề kháng cũng như dễ mắc phải các bệnh lý khác.

- Tim mạch bị ảnh hưởng:

Thông qua các tác động đến hệ thống thần kinh trung uông, hệ thống thần kinh ngoại biên cho biết stress gây ra ảnh hưởng lớn đến hệ thống tim mạch.

Hơn nữa, stress còn gây ra ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim là dễ dàng nhận thấy nhất như: nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. Không chỉ vậy, sang chấn tâm lý còn làm ảnh hưởng đến co thắt mạch vành và gây cảm giác đau ngực, thậm chí còn có thể gây tình trạng nhồi máu cơ tim.

- Hệ tiêu hoá bị ảnh hưởng:

COVID-19 gây sang chấn tâm lý còn là nguyên nhân khiến bạn ăn không ngon miệng, làm rối loạn bài tiết các men tiêu hoá, acid ở đường tiêu hoá. Đồng thời còn có thể gây ra tình trạng loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích hoặc rối loạn vi khuẩn đường ruột.

- Ảnh hưởng đến hệ nội tiết:

Tuyến nội tiết trong cơ thể bị ảnh hưởng, hệ thống trục dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến tuỵ hay hệ thống adrenalin trong cơ thể đều bị ảnh hưởng khi người bệnh bị sang chấn tâm lý.

- Cảm xúc bị ảnh hưởng:

Sang chấn tâm lý khiến người bệnh mắc các chứng bệnh như: lo âu, bị bồn chồn, bứt rứt. Ngoài ra còn có thể bị hoảng sợ, khó chịu, trầm cảm, bực bội hoặc bị kích động.

Tại sao COVID-19 gây ra stress và sang chấn tâm lý? - Ảnh 4.

Cảm xúc bị ảnh hưởng do COVID-19 gây ra - Ảnh Internet

- Sang chấn tâm lý gây ảnh hưởng đến hành vi:

Việc ăn uống không khoa học, ăn quá nhiều hoặc biếng ăn, sửa rụng rượu bia, chất kích thích, không vận động thể dục thể thao đều là nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bạn.

Vì ảnh hưởng đến rất nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, nên tình trạng sang chấn tâm lý xảy ra còn gây ảnh hưởng đến ý nghĩ, cảm xúc và cả hành vi của bạn.

Đồng thời, một số biểu hiện như đau đầu, co cứng cơ, căng cơ hay đau tức ngực, mệt mỏi và giảm khả năng ham muốn tình dục, đau dạ dày đều có thể giải quyết các vấn đề về giấc ngủ như ngủ mơ, ác mộng,...

Kết luận:

Hậu quả mà dịch COVID-19 để lại là gây ra tình trạng sang chấn tâm lý nặng nề, kéo dài. Đồng thời, dịch bệnh còn gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ tinh thần của nhiều người. Đặc biệt việc chứng kiến sự ra đi của người thân một cách đột ngột làm suy sụp tinh thần trong thời gian dài.

Tình trạng phong toả kéo dài khiến mọi người không có cơ hội giao tiếp xã hội nên gây ra hiện tượng cô lập về xã hội và xảy ra tình trạng trầm cảm, lo âu.

Không những thế, Covid-19 còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, suy sụp kinh tế kéo dài khiến nhiều ngành nghề hoạt động không được ổn định gây ra tình trạng thất nghiệp và đây cũng là nguyên nhân làm rối loạn lo âu và trầm cảm.


Tác giả: N.Mai