Tại sao các chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 lại nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu?

Tại sao các chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 lại nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu?
Sự gia tăng nhanh chóng các ca mắc COVID-19 do các chủng biến thể virus SARS-CoV-2 đang khiến giới chức trách trên thế giới lo ngại về sự nguy hiểm cho chúng so với chủng gốc.

Tốc độ lây lan, sự biến đổi gen biến thể của virus SARS-CoV-2 hay nguy cơ làm giảm tính miễn dịch từ các loại vaccine,... là những điều mà các nhà khoa học đang quan tâm để tìm ra giải pháp tốt nhất ngăn chặn sự nhân lên nhanh chóng các ca nhiễm bệnh trên toàn thế giới.

1. Sự tiến hóa không ngừng của virus

Nhìn chung, các nhà khoa học tập trung vào việc giải mã sự biến đổi gen có ảnh hưởng như thế nào tới khả năng lây lan của các chủng biến thể này. Mục đích của các nghiên cứu này còn giúp dự đoán được hiệu quả hơn diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 trong thời gian sắp tới.

Adam Lauring, chuyên gia bệnh truyền nhiễm và nhà nghiên cứu virus tại Đại học Michigan cho biết: “Chúng ta không thể kiểm soát được sự lây lan của dịch bệnh trên khắp thế giới, vì thế, virus có rất nhiều cơ hội để phát triển và tiến hóa”.

Müge Çevik, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học St. Andrews ở Scotland cho biết: “Các biến thể có thể dễ lây lan hơn, nhưng tính chất vật lý của chúng không thay đổi”.

Cụ thể là như thế nào?

Các nhà khoa học giải thích rằng, khi có một virus xâm nhập vào tế bào nó sẽ tiến hành nhân lên bằng cách sao chép những thông tin di chuyền. Với virus corona mới thì là phân từ RNA.

Tuy nhiên, cũng giống như việc lặp đi lặp lại một việc cũng dễ dàng mắc lỗi hơn, lúc này các gen cũng có thể bị đột biến. Tùy vào đột biến như thế nào mà chức năng của virus cũng có sự thay đổi thậm chí là thúc đẩy cơ chế lây lan hơn so với chủng cũ.

Tại sao các chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 lại nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu? - Ảnh 2.

“Virus thường đột biến trong quá trình tiến hóa. Đó là những gì chúng thực hiện” (Ảnh: Internet)

“Virus thường đột biến trong quá trình tiến hóa. Đó là những gì chúng thực hiện”, Akiko Iwasaki, nhà nghiên cứu miễn dịch tại Trường dược Yale ở Connecticut nhận xét.

Sự đột biến này đang diễn ra tại Anh với chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 là B.1.1.7; chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 tại Nam Phi là N501Y; chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 tại Brazil là P.1.

Các tên gọi của biến thể virus được đặt theo vị trí xuất hiện sự biến đổi gen của virus.

2. Khả năng lây lan cao hơn

Các chủng biến thể này đang được đánh giá là có khả năng lây lan cao hơn so với chủng cũ. Điều này có nghĩa là, việc tiếp xúc không an toàn giữa người này với người khác sẽ làm bạn dễ mắc bệnh hơn, nhiều người phải nhập viện hơn và có thể tăng thêm số lượng các ca tử vong vì biến thể của virus SARS-CoV-2.

Theo Conversation, một tin tốt là chưa có bằng chứng cho thấy việc các biến thể xuất hiện có tỷ lệ gây tử vong cao hơn so với chủng cũ (2019) và các vaccine vẫn có tác dụng chống lại nó.

Các nhà virus học cho rằng đột biến nằm trên protein gai mà virus sử dụng để liên kết và xâm nhập vào tế bào cơ thể người. Đó là nguyên nhân khiến số ca bệnh nặng và tử vong vì Covid-19 tăng cao, theo Wall Street Journal.

John Edmunds, tác giả của nghiên cứu về biến thể SARS-CoV-2 thuộc Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, cho biết: "Chúng tôi phải so sánh những ca bệnh càng giống nhau càng tốt".

Các tiêu chí so sánh của nghiên cứu trên bao gồm độ tuổi, giới tính, chủng tộc, thu nhập và nơi sinh sống.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Edmunds đã phát hiện ra rằng nếu như hai người giống nhau về các đặc điểm trên mà mắc Covid-19 thì người nhiễm biến thể mới có nguy cơ tử vong cao hơn khoảng 30%.

Nhóm các nhà khoa học từ Đại học Hoàng gia London làm một vài nghiên cứu về tỷ lệ tử vong ở nhóm bệnh nhân mắc chủng biến thể B1.1.7 và cũng đi đến kết luận tương tự.

Trích dẫn kết quả nghiên cứu của tổ chức chính phủ Public Health England, Wall Street Journal cho biết tỷ lệ tử vong ở người nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 mới cao hơn khoảng 65% so với chủng virus cũ.

Tuy nhiên, Wall Street Journal nhấn mạnh đây mới chỉ là các kết quả nghiên cứu sơ bộ. Chỉ khoảng 10% ca bệnh ở Anh nhiễm biến thể này, và các con số nói trên có thể không bao hàm hết được tất cả trường hợp nhiễm Covid-19.

Tuy vậy, chủng N501Y tại Nam Phi đã có một số nghiên cứu cho thấy việc vaccine giảm tác dụng và không kéo dài lâu trong việc miễn dịch cũng đang là một vấn đề giới y tế quan tâm. Hay nói cách khác, Vaccine Covid-19 bảo vệ người tiêm trước căn bệnh bằng cách “dạy” hệ miễn dịch cách chống lại virus. Vaccine tạo ra kháng thể (các protetin chống dịch bệnh) và được lưu trong cơ thể để giúp con người chống lại loại virus gây bệnh đó sau này. 

Nhưng nếu kháng thể không thể nhận diện protein vì chúng đã biến đổi thì cơ thể lại phải đối mặt với virus lần thứ hai và bị nhiễm lần thứ hai. Xem thêm tại: https://www.bbc.com/news/health-55534727

Tại sao các chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 lại nguy hiểm hơn so với chủng ban đầu? - Ảnh 3.

Biểu đồ cho thấy sự gia tăng đáng kể các ca nhiễm virus và khả năng lây lan của chủng biến thể B.1.1.7 (Ảnh: The Conversation)

3. Làm cách nào để biết được các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh hơn?

Tại Anh, những ca mắc COVID-19 do biến thể B.1.1.7 tăng lên nhanh chóng so với biến thể ban đầu. Bạn có thể tìm hiểu về Mức độ nguy hiểm của chủng biến thể virus tại Anh qua nghiên cứu của TS Nguyễn Hồng Vũ.

Điều này có thể xảy ra vì một số lí do. Biến thể virus có thể đơn giản chỉ là xuất hiện ở một quốc gia hay một nhóm người đang bị nhiễm virus nhanh hơn bởi một số yếu tố.

Đó có thể là khả năng dễ tái nhiễm hơn ở nhóm đã từng bị COVID-19 trước đó. Hoặc cũng có thể khiến những người tiếp xúc không bảo vệ an toàn nhanh chóng bị lây nhiễm hơn, thời gian ủ rút ngắn hơn. Tính đến ngày 26/1, số ca tử vong liên quan đến Covid-19 ở Anh đã vượt qua con số 100.000 người.

Giải thích về chủng mới B.1.1.7, các nhà nghiên cứu Anh đã mô phỏng lại bằng mô hình toán học để kiểm tra giả thuyết về khả năng lây nhiễm nhanh hơn của biến thể so với chủng ban đầu.

Sau đó, họ đã kết luận rằng, chủng biến thể của virus SARS-CoV-2 B1.1.7 thực sự dễ lây truyền hơn. Họ ước tính rằng, trung bình một người mang biến thể mới có thể lây gấp 56% so với người mang virus ban đầu.

Những bệnh nhân mang biến thể cũng được tìm thấy rằng họ mang nhiều virus hơn. Từ đó đi tới kết luận, chủng biến thể tại Anh có khả năng lây lan cao hơn từ 40 - 70% so với chủng virus ban đầu.

Các biến thể được tìm thấy ở Nam Phi và Brazil có chung một số đột biến giống như biến thể B.1.1.7. Có một số bằng chứng cho thấy chúng cũng có thể dễ lây truyền hơn hoặc có khả năng miễn dịch tốt hơn.

Bản tin sáng ngày 28/1 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đêm 27/1, sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định, xác nhận 2 ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng (1 ca ở Hải Dương và 1 ca ở Quảng Ninh), Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế đã họp khẩn trực tuyến với 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương. Các biện pháp khoanh vùng, dập dịch tại hai tỉnh này đang được chủ động, quyết liệt thực hiện.

Nguồn dịch: https://theconversation.com/why-the-covid-19-variants-are-so-dangerous-and-how-to-stop-them-spreading-153535


Tác giả: Kim Phụng