Tại sao bệnh nhân COVID đã hồi phục cần trì hoãn tiêm chủng ít nhất 3 tháng?

Tại sao bệnh nhân COVID đã hồi phục cần trì hoãn tiêm chủng ít nhất 3 tháng?
Trong khi các nhà khoa học vẫn đang tìm thêm các bằng chứng để xác nhận thời gian kháng thể có thể bảo vệ bệnh nhân Covid đã hồi phục trong bao lâu thì họ cũng khuyên rằng, nên có thời gian chờ ít nhất 90 ngày nếu bạn muốn tiêm vaccine Covid-19.

Có rất nhiều bệnh nhân Covid sợ bị tái nhiễm sau khi hồi phục nên gấp rút muốn thực hiện tiêm chủng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đã có những bằng chứng cho thấy, kháng thể tự nhiên của bệnh nhân sau khi khỏi Covid có thể bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm trùng trở lại trong một khoảng thời gian nhất định.

Mặc dù các chuyên gia đều cho biết cần phải nghiên cứu thêm để xác định thời gian miễn dịch sau một lần nhiễm Covid-19 là bao lâu. Nhưng cho tới khi đủ cơ sở để kết luận thì việc tiêm vaccine vẫn là quan trọng, dù đó chỉ là một liều.

1. Những gì chúng ta biết về khả năng miễn dịch

Trong nghiên cứu dữ liệu sơ bộ (1) thì khả năng miễn dịch tự nhiên của một người sau khi nhiễm Covid-19 có thể tồn tại tới 8 tháng, hoặc hơn. Bằng chứng cũng liên tục chỉ ra tỷ lệ tái nhiễm thấp ở số người này. Một nghiên cứu từ Isarel cũng kết luận rằng tỷ lệ tái nhiễm ở những người bị bệnh trước đó cũng thấp tương đương với những người đã được tiêm phòng đầy đủ.

Tại sao bệnh nhân COVID đã hồi phục cần trì hoãn tiêm chủng ít nhất 3 tháng? - Ảnh 2.

Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách mạnh mẽ, tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2 (Ảnh: Internet)

Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động một cách mạnh mẽ, tạo ra các kháng thể để chống lại sự xâm nhập của virus SARS-CoV-2. Theo Tiến sĩ Amesh Adalja, một học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế của Đại học Johns Hopkins ở Maryland và là một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm thì mức kháng thể có thể giảm dần theo thời gian nhưng vẫn hoạt động.

Ngoài ra thì còn có các phản ứng miễn dịch thông qua trung gian tế bào, bao gồm các tế bào B và tế bào T dường như tăng lên theo thời gian và vẫn tiếp tục tăng sau khi nhiễm trùng xảy ra. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp nhiễm Covid-19 nhưng không tạo ra kháng thể sau khi khỏi bệnh.

2. Tại sao bệnh nhân COVID đã hồi phục cần trì hoãn tiêm chủng ít nhất 3 tháng? 

CDC đã khuyến nghị rằng, nếu như bệnh nhân Covid-19 được điều trị bằng các kháng thể đơn dòng hay các huyết tương thì nên chờ ít nhất 90 ngày rồi mới thực hiện việc tiêm ngừa Covid-19.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Kristen Englund tại Cleveland Clinic cho biết, đối với những người đã nhiễm Covid và gặp phải hội chứng Covid kéo dài thì việc chủng ngừa vaccine dường như giúp họ phục hồi sau những triệu chứng kéo dài này.

Tại sao bệnh nhân COVID đã hồi phục cần trì hoãn tiêm chủng ít nhất 3 tháng? - Ảnh 3.

Tại sao bệnh nhân COVID đã hồi phục cần trì hoãn tiêm chủng ít nhất 3 tháng? (Ảnh: Internet)

Tiến sĩ Vipul Rustgi, bác sĩ tư vấn, Apollo Spectra Karol Bagh, Delhi phỏng vấn với tờ India Express cho biết, hội chứng Covid kéo dài có thể khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi, ho, mất vị giác, mất khứu giác trong vài tuần tới vài tháng. "Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ khi tiêm ngừa vaccine Covid-19 có thể sẽ giúp bạn loại bỏ các triệu chứng Covid kéo dài nhanh chóng. Nguyên nhân là nhờ tác dụng kháng virus và điều chỉnh miễn dịch giúp cơ thể dễ chịu hơn sau nhiễm trùng".

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA thì kháng thể đơn dòng là những protein được tạo ra trong phòng thí nghiệm - chúng bắt chước phản ứng miễn dịch trong cơ thể.

"Và nếu nhận được kháng thể đơn dòng trong điều trị nhiễm Covid-19 trước đó thì có thể nó sẽ khiến bệnh nhân không thể có được một khả năng đáp ứng miễn dịch tốt và mạnh mẽ với vaccine hoàn toàn." - Tiến sĩ Kristen Englun nói thêm.

"Hay nói cách khác, việc trì hoãn 90 ngày sau khi nhiễm bệnh sẽ giúp hệ miễn dịch nhận ra nguy cơ tái nhiễm và do đó, lợi ích của việc tiêm chủng có thể tăng lên theo thời gian sau khi nhiễm lần đầu tiên" - Tiến sĩ Rajeev Boudhankar, Giám đốc điều hành Bệnh viện Bhatia Mumbai cho biết.

3. Miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhờ vaccine: đâu là tốt nhất?

Miễn dịch tự nhiên được biết là khả năng miễn dịch hình thành sau nhiều tuần, khi cơ thể tự chống lại các nhiễm trùng. Còn miễn dịch nhân tạo hay còn gọi là miễn dịch vaccine được tạo ra thông qua việc huấn luyện hệ miễn dịch nhận biết mầm bệnh thông qua vaccine mRNA. Các cuộc sàng lọc cũng cho thấy một số khác biệt về hiệu quả:

- Miễn dịch tự nhiên bảo vệ cơ thể tới 99,99%

- Miễn dịch từ vaccine là 90% - 94,5%.

Và, khi một bệnh nhân khỏi bệnh có khả năng miễn dịch tự nhiên, không có nghiên cứu nào cho thấy sự bổ trợ tốt về khả năng miễn dịch nếu tiêm bổ sung vaccine ngay sau khi khỏi bệnh. Tác dụng của vaccine phát huy tốt nhất khi miễn dịch tự nhiên suy yếu.

Tại sao bệnh nhân COVID đã hồi phục cần trì hoãn tiêm chủng ít nhất 3 tháng? - Ảnh 4.

Các phản ứng miễn dịch mạnh mẽ khi tiêm ngừa vaccine Covid-19 có thể sẽ giúp bạn loại bỏ các triệu chứng Covid kéo dài nhanh chóng (Ảnh: Internet)

Vậy nếu không chủng ngừa thì khả năng tái nhiễm như thế nào?

Tiến sĩ Englund nói: “Chúng tôi không thấy có nhiều bệnh nhiễm trùng thứ phát. Nhưng cô ấy nói rằng đại dịch cũng xuất hiện khá sớm. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về coronavirus. Và nếu bạn đã nhiễm Covid mà chưa được tiêm phòng, vẫn chưa rõ sẽ mất bao lâu trước khi bạn có thể bị tái nhiễm với COVID-19.

Vì thế lời khuyên vẫn là nên tiêm phòng cho tới khi tìm được câu trả lời chính xác về thời gian kháng thể sẽ tồn tại bao lâu hay có cần tiêm nhắc lại hay không".

Cuối cùng, vì hiện tại chưa có đủ bằng chứng cho thấy tiêm chủng giúp bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi nguy cơ bị nhiễm bệnh. Mục tiêu chính của tiêm vaccine Covid-19 vẫn là giảm mức độ nghiêm trọng nếu chúng ta bị nhiễm virus.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.healthline.com/health-news/new-study-determines-people-whove-had-covid-19-dont-need-to-get-vaccinated#Who-should-get-vaccinated?

2. https://health.clevelandclinic.org/when-should-you-get-vaccinated-if-youve-had-covid-19/

3. https://indianexpress.com/article/lifestyle/health/vaccination-3-months-covid-recovery-timeperiod-7347373/

4. https://timesofindia.indiatimes.com/life-style/health-fitness/health-news/explained-why-recovered-covid-patients-need-to-defer-vaccination-by-3-months/photostory/83441391.cms?picid=83441456

5. https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/faq.html#after-infection

Tác giả: Kim Phụng