Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng: Ai có nguy cơ cao? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả

Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng: Ai có nguy cơ cao? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả
Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng là những vấn đề sức khoẻ dễ xảy ra do thói quen tắm rửa, ăn uống hay ngồi điều hoà sai cách. Dưới đây là những thói quen cần bỏ, nhóm người có nguy cơ cao và cách phòng tránh cần lưu ý.

Theo các thống kê y học cho thấy đột quỵ mùa nắng nóng thường xảy ra nhiều hơn, đặc biệt là trong giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm. Trong một nghiên cứu về nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng của trường Đại học Haifa trên tính toán báo cáo về tình trạng đột quỵ của nước này cho biết, mỗi khi nhiệt độ tăng lên 1 độ C thì nguy cơ xảy ra đột quỵ sẽ tăng lên 10% trong thời gian là 6 ngày.

Nghiên cứu này tập trung trong việc xác định mối liên hệ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ dạng tắc mạch máu cao hơn dạng đột quỵ vỡ mạch máu và gây xuất huyết não. Khi xem xét hồ sơ ghi chép bệnh án của những người bị đột quỵ, các nhà khoa học nhận thấy rằng cơn đột quỵ có thời gian ủ bệnh là 6 ngày và thường xảy ra ở nhóm nam giới và nữa giới có độ tuổi từ 50 trở lên.

Do đó việc xác định nguyên nhân, các thói quen nguy cơ gây đột quỵ mùa nắng nóng đặc biệt cần thiết đối với người trên 40 tuổi hay người từng có tiền sử bệnh này.

1. Nguyên nhân gây đột quỵ mùa nắng nóng

- Nhiệt độ chênh lệch:

+ Vào mùa hè thời tiết thường thay đổi đột ngột, bất thường chẳng hạn như việc chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Nguy cơ bị đột quỵ thường xảy ra khi nhiệt độ bên ngoài trời dao động từ 32 độ C trở lên. 

+ Để nhiệt độ phòng bật điều hoà quá thấp, gây chênh lệch lớn với nhiệt độ ngoài trời; nếu ra ngoài đột ngột có thể dẫn tới hiện tượng sốc nhiệt do các mạch máu co lại và gây ra tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim.

- Cơ thể bị mất nước

Cơ thể bị mất nước nhiều vào mùa hè (do độ ẩm trong không khí cao) thông qua việc đổ mồ hôi và hơi thở. Điều này có thể gây rối loạn về đông cầm máu từ đó gây đột quỵ.

Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng: Ai có nguy cơ cao? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả - Ảnh 2.

Cơ thể bị mất nước nhiều hơn vào mùa hè (Ảnh: Internet)

- Tắm ngay khi ở bên ngoài về hoặc tắm nhiều lần

Vào mùa nắng nóng, thói quen tắm khi vừa ở bên ngoài về hay tắm nhiều lần có thể ảnh hưởng tới việc tuần hoàn máu, huyết áp và nhịp đập của tim gây ra đột quỵ  hay việc giảm nhiệt cơ thể đột ngột, lúc này lỗ chân lông của bạn co lại gây ra cảm lạnh. Nguyên nhân được giải thích là người do cơ thể đang ở trạng thái mất muối và mất nước nhiều, dẫn tới tình trạng máu cô lại khiến nguy cơ bị đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn.

2. Nhóm người có nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng cao

Bước vào cao điểm mùa hè, những nhóm người dưới đây có nguy cơ đột quỵ cao hơn cần đặc biệt chú ý:

- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi

- Người trên 65 tuổi

Hai nhóm kể trên đều có khả năng thích nghi với sự gia tăng nhiệt độ chậm hơn so với nhóm người khác.

Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng: Ai có nguy cơ cao? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả - Ảnh 3.

Người cao tuổi có nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn (Ảnh: Internet)

- Nhóm đang bị mắc các bệnh mãn tính như: bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh thận, chứng tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, chứng rối loạn chuyển hoá, người mắc bệnh tâm thần

- Nhóm có lối sống sinh hoạt không lành mạnh bao gồm: uống rượu bia, hút thuốc lá thường xuyên, uống ít nước,...

- Người sống ở các khu vực đô thị có nguy cơ bị đột quỵ mùa nắng nóng cao hơn người sống ở vùng nông thôn.

Nguyên nhân là do các khu đô thi thường có mức nhiệt cao hơn so với vùng nông thôn, đồng thời vào ban đêm hiện tượng "đảo nhiệt" thường xảy ra, cụ thể là đường nhựa, đường bê tông phả nhiệt ra bên ngoài, nhiệt độ cũng vì thế mà giảm chậm hơn so với vùng nông thôn.

3. Phòng tránh tai biến, đột quỵ mùa hè như thế nào?

- Bổ sung nước cho cơ thể

Uống nước đều đặn, bù nước vào mùa hè là thói quen cần thiết để đảm bảo sức khoẻ và phòng tránh nguy cơ đột quỵ mùa nắng nóng, không nên để tới lúc khát mới uống. Lượng nước mà mỗi người cần uống là khác nhau tuỳ thuộc vào thể trạng (cân nặng, chiều cao) và mức độ vận động.

- Vận động thường xuyên

Duy trì thói quen tập thể dục giúp củng cố thành mạch từ đó giảm nguy cơ đột quỵ.

- Có chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh và trái cây

Các loại trái cây và rau xanh rất giàu acid amin hỗ trợ sức khoẻ tim mạch và điều hoà huyết áp ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ, tai biến.

Tai biến, đột quỵ mùa nắng nóng: Ai có nguy cơ cao? Nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả - Ảnh 4.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây tốt cho sức khoẻ tim mạch (Ảnh: Internet)

- Không để điều hoà thấp hơn quá 5 độ C so với nhiệt độ ngoài trời, nhiệt độ lý tưởng là thấp hơn từ 3 - 4 độ C.

- Không bước ra ngoài đột ngột khi đang ở trong phòng điều hoà, cần tắt điều hoà khoảng 15 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ rồi mới ra ngoài.


Tác giả: Anh Dũng