Mọc răng khôn hay răng khôn bị mọc lệch không chỉ gây tai biến tại chỗ, mà còn có thể lan ra toàn thân, thậm chí gây nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng. Bạn hãy xem ngay bài viết này để thấy được rõ tác hại cũng như mức độ nguy hiểm, biện pháp điều trị như thế nào khi bản thân chẳng may mắc phải căn bệnh qoái ác này.
Có lẽ nhiều người cũng biết rằng, răng khôn là răng nằm phía trong cùng của hai hàm răng ở người trưởng thành. Răng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng, nó không xuất hiện với trẻ nhỏ khi mới mọc răng hoặc khi đã thay răng.
Theo thống kê độ tuổi mọc răng khôn là từ 17 – 25 tuổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp răng khôn xuất hiện muộn hơn độ tuổi này. Ước tính có khoảng 85% răng khôn sẽ bị nhổ đi thay vì để cho nó tồn tại đến hết quãng đời của bạn về sau.
Qua nghiên cứu và tổng hợp thì bác sĩ Bùi Thị Thu Huyền, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, răng khôn là răng cối lớn thứ ba trong cung hàm. Răng khôn mọc lệch gây các tai biến chiếm tỷ lệ khoảng 20% các bệnh về răng hàm mặt.
Ước tính có khoảng 85% răng khôn sẽ bị nhổ đi thay vì để cho nó tồn tại đến hết quãng đời của bạn về sau. (Ảnh: Internet)
Hàm răng của mỗi chúng ta thường chỉ đủ chỗ cho 28 răng nhưng trên thực tế mỗi người có tới 32 răng vì mọc thêm 4 răng khôn ở hai hàm. Chính vì không đủ chỗ để mọc một cách bình thường nên những chiếc răng khôn thường tự tìm đường để mọc ngược về phía xương hoặc đâm thẳng về phía chiếc răng hàm đứng kế bên.
Do có vị trí ở trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh, thức ăn và vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Lâu ngày sẽ gây sâu răng hoặc viêm nhiễm vùng lợi xung quanh dẫn đến sưng, đau, hôi miệng… Bệnh viêm lợi sẽ tái phát nhiều lần nếu răng khôn không được chữa trị, những lần tái phát sau mức độ nguy hiểm càng cao hơn những lần bị trước.
Răng khôn một khi xuất hiện không những gây nên cảm giác đau đớn khó chịu mà còn có thể còn tiềm ẩn rất nhiều rắc rối và nguy cơ với sức khỏe. Biểu hiện nhẹ nhất của nó là ở mức bị nhiễm trùng, răng bị lợi trùm lên hoặc ngầm trong xương hàm, khiến thức ăn và vi khuẩn dắt vào túi lợi gây viêm quanh chân răng cấp mủ lan cả về phía thực quản, amydal và viêm hạch góc hàm. Về sau viêm trở thành mãn tính lan xuống hầu họng sẽ gây ra tình trạng bị rối loạn tiêu hóa do nuốt mủ.
Răng khôn một khi xuất hiện không những gây nên cảm giác đau đớn khó chịu mà còn có thể còn tiềm ẩn rất nhiều rắc rối và nguy cơ với sức khỏe. (Ảnh: Internet)
Lý do răng khôn cần phải nhổ đi vì răng khôn thường mọc vào vị trí không thuận lợi, hoặc do xương hàm đã chật. Hơn thế nữa răng khôn nằm ở vị trí quá sâu bên trong hàm sẽ khó vệ sinh, là môi trường tiềm năng cho vi khuẩn sinh sôi và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi…cũng như hàng tá những rắc rối khác đối với sức khỏe. Đây cũng là nguyên nhân chính mà người ta thường có câu "răng khôn" mọc dại.
Hiện nay nhiều người còn giữ suy nghĩ sai lầm khi cho rằng cứ mọc răng khôn là phải nhổ đi. Các bác sĩ nha khoa cho rằng không phải lúc nào cũng nên nhổ. Vì theo Bs. Huyền về việc điều trị răng khôn mọc lệch giai đoạn sớm không có gì là khó khăn.
Sau khi khám lâm sàng và chụp phim X-quang, tùy theo vị trí mọc răng, răng có đủ chỗ mọc hay không, tuổi của bệnh nhân cũng như sự phát triển của bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định sử dụng kháng sinh và cắt lợi trùm để khiến cho răng mọc lên dễ dàng. Do đó chỉ những trường hợp quá đau đớn hoặc răng gây tai biến mới phải nhổ như răng khôn mọc xiên vẹo, lệch hàng chèn ép chiếc kế bên…
Bác sĩ Huyền còn khyến cáo, nếu thấy bất thường thì đến bệnh viện chuyên khoa, điều trị ngay từ đầu. Tuyệt đối tránh tình trạng để bệnh phát triển âm ỉ, lâu dài dẫn đến các tai biến nguy hiểm khác có thể xảy ra.