Tác hại của bánh mì khi ăn hàng ngày

Tác hại của bánh mì khi ăn hàng ngày
Bánh mì là thức ăn phổ biến trên toàn thế giới, loại thực phẩm này không hoàn toàn vô hại. Vậy những tác hại của bánh mì khi ăn hàng ngày phải kể đến như: gây tổn thương đường ruột, gây rụng tóc,…

Bánh mì là một thực phẩm được chế biến sẵn từ bột mì hoặc từ ngũ cốc được làm chín bằng phương thức nướng, bánh mì ngày càng trở thành một thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của nhiều người. Bánh mì chứa lượng lớn Carbohydrates, lượng Carbohydrates này cung cấp năng lượng giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.

Tuy bánh mì có thể thay thế cơm trong việc cung cấp Carbohydrates cho cơ thể nhưng nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm này có thể khiến bạn gặp nhiều nguy hiểm tới sức khỏe.

1. Tăng đường huyết

Bánh mì được làm từ những hạt ngũ cốc xay nguyên hạt chính vì thế khi bạn sử dụng bánh mì có thể khiến chúng hấp thu vào cơ thể một cách nhanh chóng. Đồng thời bánh mì sau khi hấp thu vào cơ thể có thể chuyển thành lượng đường glucose trong máu kích thích cơ thể sản sinh ra hormone insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu.

Chính nồng độ hormone insulin trong máu luôn ở mức cao khiến cho bạn nhanh chóng có cảm giác đói, khiến bạn ăn nhiều hơn thậm chí là ăn không ngừng. Hơn thế nữa, một số nghiên cứu về tác hại của bánh mì cũng chỉ ra rằng, nồng độ hormone insulin tăng cao trong máu còn khiến bạn dễ rơi vào tình trạng cáu gắt, mệt mỏi.

2. Tác hại của bánh mì đối với đường ruột

Trong bánh mì có chứa rất nhiều hoạt chất được gọi là gluten, gluten giúp cho bánh mì trở nên mềm, dẻo và dễ tạo hình. Gluten khi đi vào trong cơ thể lại có tác động xấu tới sức khỏe. Theo một số nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng về tác hại của bánh mì có thể khiến bạn bị đầy hơi, tổn thương đường ruột,… và gây nên cảm giác thèm ăn liên tục.

3. Chất dinh dưỡng trong bánh mì rất thấp

Bánh mì có thể giúp bạn xoa dịu cơn đói một cách nhanh chóng nhưng về giá trị dinh dưỡng thì bánh mì gần như không có tý giá trị dinh dưỡng gì đối với cơ thể. Không những thế, tác hại của bánh mì còn có thể làm ảnh hưởng tới việc hấp thu các khoáng chất, vitamin của các thực phẩm khác.

4. Hàm lượng gluten

Ngoài việc không phải là một loại thực phẩm bổ dưỡng, bánh mì còn có thể gây hại cho cơ thể do chúng có chứa nhiều gluten, gluten sẽ ngăn chặn việc hấp thu các dưỡng chất khác như sắt, kẽm, canxi,… đồng thời gluten cũng có thể gây tổn thương niêm mạc ruột cũng như niêm mạc của dạ dày.

5. Bệnh tim

Tác hại của bánh mì còn nằm ở việc chúng gây ảnh hưởng tới tim, sử dụng bánh mì thường xuyên làm tăng nồng độ cholesterol LDL. Cholesterol LDL là một cholesterol xấu có thể gây nên những bệnh lý về tim mạch.

6. Bánh mì chứa lượng muối lớn

Trong bánh mì có trên thị trường sẽ có hàm lượng muối tương đối lớn, việc sử dụng bánh mì thường xuyên có thể khiến bạn nạp vào cơ thể một lượng muối lớn. Điều này làm tăng nguy cơ mắc tăng huyết áp hay các bệnh lý về thận.

7. Sức khỏe của phụ nữ

Bánh mì không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe tổng quát mà chúng còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ, bánh mì chứa hàm lượng carbohydrate rất cao và gluten. Cả gluten và carbohydrate đều là những thực phẩm nên hạn chế ở những người mắc buồng trứng đa nang. Thay vì sử dụng bánh mì, chị em nên tăng cường sử dụng rau xanh và các loại trái cây.

8. Rụng tóc

Nghe có vẻ vô lý nhưng bánh mì có thể gây nên tình trạng rụng tóc ở những người thường xuyên sử dụng chúng. Không chỉ ăn nhiều bánh mì, những người thường xuyên ăn nhiều tinh bột cũng có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng rụng tóc.


Tác giả: Phạm Thị Mai