Tác hại của việc nối mi và bệnh viêm bờ mi mắt?

Tác hại của việc nối mi và bệnh viêm bờ mi mắt?
Nối mi mắt đã trở thành một trong những công nghệ làm đẹp quen thuộc của chị em. Tuy nhiên chị em cũng cần lưu ý các tác hại của việc nối mi đối với mắt.

1. Những tác hại của việc nối mi

Phụ nữ thường mong muốn có một hàng mi dài và cong. Một trong những cách để nhanh chóng có được hàng mi như ước nguyện là nối mi. Chưa biết các chị em có đạt được mong muốn hay không nhưng những tác hại của nối mi thì đã được cảnh báo khá nhiều.

Một độc giả tên H. ở Hà Nội có thói quen đi nối mi. Chị chỉ cần bỏ ra 200 nghìn đồng cho mỗi lần nối mi để giúp đôi mắt đẹp hơn. Vì chi phí cho mỗi lần nối mi rẻ như vậy nên lớp mi cũ rụng đi là chị H. lại đi nối một lớp mi mới.

Được bạn mách, chị N. cũng đi nối mi. Nối xong về nhà chị thấy phần mi mắt khó chịu. Do chị đeo kính nên lớp mi giả bị kính chèn đè vào phần bờ mi. Tác hại của việc nối mi mà chị N. gặp phải không dừng lại ở đó. Chị còn thấy mắt bị ngứa và đỏ.

Do khó chịu nên chị N. quyết định nhổ bỏ lớp mi mới nối. Tuy nhiên, do lớp keo gắn lông mi và mí mắt rất chắc chắn nên khi cô kéo đứt sẽ gây ra đau đớn cho mắt. Cuối cùng, chị N. đành để yên cho mi tự rụng.

Có những chị em còn tự mua lông mi giả và keo dán về tự nối mi để giảm chi phí. Với những lọ keo giá thành chỉ vài ba chục nghìn thì không khó để dự đoán tác hại của việc nối mi giá "siêu rẻ" này.

Ảnh 1.

Nối mi là một phương pháp làm đẹp được chị em ưa chuộng (Ảnh: Internet)

Có điều kiện hơn, nhiều chị em nhờ cậy đến dịch vụ cấy mi của các trung tâm thẩm mĩ. Cơ chế của dịch vụ này là sử dụng nang tóc sau đầu để cấy vào bờ mi. Theo hứa hẹn từ các trung tâm này thì các lông mi mới cấy sẽ cần từ 4-5 tháng để phát triển ổn định.

2. Bác sĩ nói gì về các tác hại tiềm ẩn của việc nối mi?

Trao đổi về tác hại của việc nối mi, bác sĩ Hoàng Cương từ bệnh viện Mắt Trung ương giải thích qua về cấu tạo của lông mi như sau: Mỗi hàng lông mi được hình thành từ hai đến ba hàng lông mi. Tính cả mi trên và mi dưới thì mi có từ 80-120 lông mi. Trong đó, mi trên quan trọng hơn cả về tính thẩm mĩ và chức năng.

Một đôi mắt thiếu đi lông mi nhìn sẽ rất kì quái. Thế nhưng nguy hiểm hơn là mắt không có lông mi sẽ không có lớp bảo vệ khỏi gió, bụi, mồ hôi hay nước mưa. Những yếu tố này đều là mối đe dọa đến sức khỏe của mắt.

Lông mi của mỗi người sẽ có độ dài nhất định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có kích thước của mắt, cấu trúc lông mi, chế độ dinh dưỡng... Lông quá dài và rậm hay mọc xiên xẹo cũng gây bệnh cho mắt. lông mi thưa, bị rụng do nấm, kí sinh trùng, bệnh trên cơ thể... cũng là bệnh. Mỗi hành động tác động nhân tạo đến lông mi đều tiềm ẩn các nguy cơ gây hại cho mi mắt. Những tai hại của việc nối mi kể trên là một ví dụ.

Nếu để đẹp thì việc dán mi giả mỗi lần cần trang điểm bằng các dụng cụ uy tín sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến mắt. Tuy nhiên, nếu dán mi giả xong mà không tẩy trang kĩ lưỡng thì cũng đem tới những nguy cơ chẳng kém gì các tác hại tiềm ẩn của việc nối mi. Đồ trang điểm đọng lại trên mí mắt có thể gây tác tuyến bã nhờn, dẫn đến viêm bờ mi.

Ảnh 2.

Viêm bờ mi là một tác hại của việc nối mi (Ảnh: internet)

Nối mi sẽ mang lại hiệu quả thẩm mĩ lâu dài hơn. Tuy nhiên với những cách nối mi giá rẻ như trên thì khó có thể chắc chắn về chất lượng của keo và mi giả được sử dụng. Những thứ này sẽ tiếp xúc trực tiếp với mí mắt và rất gần với mắt nên nếu chất lượng không đảm bảo sẽ mang theo rất nhiều tác hại của việc nối mi.

Nói riêng về keo dán lông mi thì phải dùng keo sinh học. Loại keo này thường có fibrin, collagene, hystoacryl và khá đắt tiền. Các loại keo khác sẽ tạo ra nguy cơ tích tụ bụi bẩn, là môi trường cho vi sinh vật phát triển, gây ra những bệnh như nhiễm trùng, viêm bờ mi... 

Những lọ keo vài ba chục nghìn chắc chắn không phải keo sinh học và sẽ mang tới những tác hại của việc nối mi đối với mí mắt và cả đôi mắt.

Các công đoạn thực hiện và dụng cụ cũng có thể mang theo nguy cơ nhiễm độc nang lông, ảnh hưởng đến chất nhờn tự nhiên trên mi... Hậu quả có thể gây ra gồm rụng lông mi hoặc các bệnh như viêm bờ mi do nhiễm khuẩn, kí sinh chuyển hay do tác tuyến bã nhờn ở bờ mi.

Tác giả: Nụ Nguyễn