Đa số phụ nữ hiện đại đều có xu hướng nhuộm tóc để giúp mình trông xinh hơn, tự tin hơn và thời thượng hơn. Tuy nhiên, việc nhuộm tóc cũng có một số tác hại mà trước đây nhiều chuyên gia đã cảnh báo, điển hình nhất là gây bệnh ung thư. Tác hại của thuốc nhuộm tóc cụ thể có những gì, mời chị em đọc bài phân tích dưới đây.
Không chỉ một mà rất nhiều nghiên cứu đaz chỉ ra tác hại của thuốc nhuộm tóc lên người đó là có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cụ thể đó là - Ung thư bàng quang: Tác hại của thuốc nhuộm tóc tác động trực tiếp trên những người thợ nhuộm tóc là sự gia tằn nguy cơ cao mắc ung thư bàng quang.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tác hại này lên những người nhuộm tóc.
- Ung thư máu, ung thư hạch: Tác hại của nhuộm tóc dễ thấy nhất là tác động lên tế bào máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người có tần suất nhuộm tóc liên tục trong năm có nguy cơ cao mắc ung thư hạch- Một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết, làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
- Ung thư vú và các loại ung thư khác: Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc các loại ung thư khác.
Một số loại thuốc nhuộm tóc có tác động trực tiếp lên mắt và da đầu. Gây kích ứng đỏ mắt, có trường hợp bị mù mắt do thuốc nhuộm tóc. Đối với da đầu, thuốc nhuộm còn dễ khiến da đầu bị ngứa, châm chích như kiến đốt, lâu dần khiến da đầu bị yếu và nhạy cảm.
Một số loại thuốc nhuộm tóc có chứa alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất hóa học này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra, isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.
Tác hại của nhuộm tóc còn đặc biệt nguy hiểm với sức khoẻ thai nhi. Những người phụ nữ chuẩn bị mang thai có nguy cơ ung thư lớn hơn gấp 10 lần so với người không nhuộm tóc. Người đang mang thai hoặc cho con bú cũng không nên nhuộm tóc vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
Ngoài tác động lên sức khoẻ thì tác hại của nhuộm tóc còn biểu hiện trên chính mái tóc của bạn. Người thường xuyên nhuộm tóc sẽ có mái tóc yếu, dễ gãy rụng và cũng khô xơ hơn Các hoá chất trong thuốc nhuộm tóc ảnh hưởng nhiều đến độ ẩm của tóc, tách lớp mô, lớp vỏ làm chúng trở nên khô rối hơn. Giải pháp để bạn có thể xử lý được mái tóc xơ và dễ gãy đó là cắt bỏ phần hư tổn.
- Không để thuốc nhuộm trên tóc lâu hơn thời gian chỉ định. Sau khi nhuộm, nên xả lại bằng nước lạnh hoặc nước ấm để tránh rụng tóc.
- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng có trên bao bì, chú ý một số thành phần trong thuốc nhuộm
- Mang găng tay, khẩu trang khi nhuộm tóc, hạn chế làm nóng tóc, sấy, là, không nên nhuộm lại quá sớm, nên nhuộm từ 6 tháng -1 năm/1 lần. Việc nhuộm thời gian gần nhau khiến tổn thương tóc và da dầu. Trước khi nhuộm, cần kiểm tra dị ứng da với sản phẩm nhuộm tóc.
Hầu như tất cả các sản phẩm thuốc nhuộm tóc đều có các hướng dẫn để thực hiện kiểm tra dị ứng áp da. Hãy đảm bảo rằng thợ làm tóc cũng đã có những kiểm tra đối với tóc của bạn trước khi thực hiện. Không bao giờ được sử dụng thuốc nhuộm lông mày hoặc lông mi.
FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã có ban hành lệnh cấm việc sử dụng thuốc nhuộm tóc cho lông mi và lông mày ngay cả trong các tiệm làm tóc. Thuốc nhuộm lông mi và lông mày thể gây sưng hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng xung quanh hoặc trong mắt của bạn dẫn đến mù lòa.
- Nên lựa chọn thuốc nhuộm quen dùng, uy tín, có thành phần từ thiên nhiên, khoảng cách giữa 2 lần nhuộm không nên quá gần nhau, tránh thuốc nhuộm chạm vào chân tóc.
- Tránh để hóa chất nhuộm tóc bắn vào da mặt, tai, cổ, đặc biệt là mắt hoặc mũi. Gội đầu bằng dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho da và tóc; chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc. Thường xuyên dưỡng tóc. Chống nắng cho da đầu và tóc (đội nón sậm màu, che phủ tóc khi đi nắng…).