Tác hại của chứng rối loạn lo âu lên cuộc sống

Tác hại của chứng rối loạn lo âu lên cuộc sống
Tác hại của chứng rối loạn lo âu lên cuộc sống của người bệnh là vô cùng nghiêm trọng.

1. Các chứng rối loạn lo âu chính và tác hại của chứng rối loạn lo âu

1.1. Rối loạn lo âu lan tỏa

Chứng rối loạn lo âu liên quan đến những nỗi lo lắng về điều bất lợi cho bản thân và người thân về tài chính, sức khỏe, công việc, các mối quan hệ... Những nỗi lo lắng này thường đi kèm cảm giác lo sợ.

1.2. Ám ảnh sợ đặc hiệu

Những người mắc chứng này thường có những ám ảnh sợ hãi cao độ với một vài sự vật hoặc tính huống đặc biệt. Khi phải đối mặt với những nỗi sợ ấy họ sẽ trở nên lo lắng khác thường. Tác hại của chứng rối loạn lo âu này thậm chí còn khiến nhiều người phải chuyển đi xa để cách ly bản thân khỏi những nỗi ám ảnh của mình.

1.3. Ám ảnh sợ xã hội

Biểu hiện của chứng ám ảnh sợ xã hội là nỗi lo lắng thường trực rằng những thứ họ làm sẽ bị người khác đánh giá là sai. Họ nghĩ rằng mình sẽ là kẻ bỏ đi nếu người khác phát hiện ra dù chỉ một mặt kém cỏi của họ. Tác hại của chứng rối loạn lo âu ám ảnh sợ xã hội là người bệnh sẽ luôn cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo, hạn chế hành động trước mặt người khác để tránh phạm sai lầm, rồi cuối cùng dẫn đến giảm giao tiếp với người khác.

Tác hại của chứng rối loạn lo âu lên cuộc sống - Ảnh 1.

Tác hại của chứng rối loạn lo âu có thể hủy hoạt cả một đời người. Ảnh: Internet.

1.4. Rối loạn ám ảnh cưỡng bức

Rối loạn ám ảnh cưỡng bức khiến người bệnh bắt buộc phải làm theo một nghi thức nào đó đã ám ảnh họ. Những nghi thức ấy có thể sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian của họ, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và các mối quan hệ.

1.5. Rối loạn stress sau sang chấn

Rối loạn stress sau sang chấn xuất hiện ở những người từng phải trải qua những chấn thương tâm lí nặng nề như chiến tranh, tai nạn giao thông... Họ sẽ luôn cảm thấy lo sợ về những sự việc trong quá khứ ấy, có những cơn ác mộng, hồi ức lặp lại về các sự kiện gây chấn thương trước đây.

1.6. Ám ảnh sợ khoảng trống

Ám ảnh sợ khoảng trống không đơn gian là sợ không gian rộng. Đó là nỗi sợ hãi phải ở trong một không gian hay tình huống họ khó thoát khỏi được hoặc không tìm được sự giúp đỡ. Những người này thường thấy thoải mái khi được ở nơi an toàn, có người thân quen, hay một con vật hoặc có thuốc trong người.

Chứng ám ảnh này thường gặp ở tuổi 15 - 20 hoặc 30 - 40, xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn. Khi phát triển nghiêm trọng lên, tác hại của chứng rối loạn lo âu này là gây đau buồn, mất khả năng làm việc.

1.7. Rối loạn hoảng sợ

Rối loạn hoảng sợ có thể kèm hoặc không kèm theo ám ảnh sợ khoảng trống. Người bệnh thường có những cơn hoảng sợ bộc phát trong những tình huống người khác cho là bình thường. Nó có thể khiến bệnh nhân thức cả đêm, mặt tái xanh, thở gấp, run, vã mồ hôi, tim đập nhanh....

2. Các biện pháp điều trị làm giảm tác hại của chứng rối loạn lo âu

Tác hại của chứng rối loạn lo âu nặng là đau đớn về tâm lí, buồn phiền... Đây là chứng bệnh tâm lí cần điều trị đặc hiệu, được các bãi sĩ đa khoa, chuyên gia tâm lí chẩn đoán và điều trị.

Một số biện pháp giảm rối loạn lo âu

- Chia sẻ cảm giác với người khác

- Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập luyện hợp lí và đều đặn

- Thư giãn và tập khí công

Sức Khỏe và Đời Sống

Tác giả: Nụ Nguyễn