Filler là loại chất làm đầy có tên gọi chung cho các chất thuộc dạng lỏng hoặc gel, thường là acid hyaluronic (HA), Collagen, mỡ tự thân, filler giống như một chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể con người.
Thực tế, filler có rất nhiều loại nên mỗi loại filler sẽ được sử dụng vào những vùng thẩm mỹ và với mục đích khác nhau. Tùy vào nhu cầu chỉnh sửa bác sĩ sẽ xác định lượng filler cụ thể, sau đó thông qua kim tiêm để đưa filler vào vùng da đã được đánh dấu rồi tạo dáng như ý định để có vẻ đẹp hoàn thiện sau khi tiêm filler.
Tiêm filler được ứng dụng một cách đa dạng trên cơ thể. Tiêm filler để làm căng da mặt, xóa nhăn, xóa rãnh mũi má, làm đầy má hóp, làm đầy vùng thái dương, nâng cao vùng mũi, độn cằm,...
Filler sau khi được tiêm vào vùng da trên cơ thể sẽ sớm ổn định, không chảy tràn mà được cố định ở vị trí được tiêm và tạo thành một khối mô dưới da giúp làm đầy vùng da cần làm đầy, làm căng da, nâng đỡ hay định hình mới cho vùng da được tiêm.
Bản chất filler được dùng để khắc phục các nếp nhăn trên gương mặt. Thời gian xuất hiện filler chỉ vài năm trở lại đây nhưng filler đã lập tức chiếm được lòng của mọi người khi trở thành xu hướng làm đẹp được ưa chuộng.
Filler có nhiều tính năng, ngoài việc làm đẹp xóa nhăn chúng còn giúp làm căng môi, nâng mũi, nâng xương gò má hay độn cằm, làm tròn bầu ngực,... Bên cạnh đó cũng kèm thêm những tác dụng phụ khi tiêm filler.
Hạt ngậm nước acid hyaluronic (HA) là chất làm nhầy hiệu quả, an toàn cao nhất hiện nay. Cấu tạo của hạt nước này gần như các chất tự nhiên có sẵn trong cơ thể con người nên khả năng gây ra dị ứng vô cùng hiếm. Ngoài ra, filler acid hyaluronic còn là sản phẩm đầu tiên được thế giới công nhận về an toàn, hiệu quả. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (Food and Drug Administration) đã công nhận và EU đã cấp chứng nhận tiêu thụ tự do cho filler HA.
Quãng thời gian thực hiện tiêm filler trên cơ thể kéo dài từ 15 đến 30 phút tùy vào khu vực cần tiêm. Đặc biệt tiêm filler không hề khiến người tiêm có cảm giác đau đớn mà còn rất nhanh chóng. Ngoài ra, có rất nhiều loại để bạn lựa chọn như tiêm filler tạm thời cho đến filler vĩnh viễn.
Không phải khi nào tiêm filler cũng đạt được chất lượng và hiệu quả như ý muốn. Thực tế, cũng gây ra một số tác dụng phụ khi tiêm filler và biến chứng thẩm mỹ trên gương mặt như:
Việc xuất huyết hay chảy máu và bầm tím là tác dụng phụ khi tiêm filler có thể xảy ra. Việc chảy máu nhẹ hay bầm tím trên da là điều bình thường. Tuy nhiên, nếu chảy máu kéo dài bạn cần liên lạc với bác sĩ ngay lập tức để có biện pháp điều trị kịp thời.
Tác dụng phụ khi tiêm filler trên gương mặt cần được kể đến đầu tiên là khả năng nhiễm trung. Chất làm đầy nếu được thực hiện đúng thủ tục thì sẽ an toàn. Nhưng vẫn có những biến chứng xảy ra đối với các bác sĩ có tay nghề kém, tình trạng nhiễm trùng diễn ra làm chỗ tiêm bị sưng tấy, đỏ gây mất thẩm mỹ.
Để điều trị nhiễm trùng khi tiêm filler trên gương mặt sẽ sử dụng kháng sinh nếu được chỉ định.
Tác dụng phụ khi tiêm filler không rõ nguồn gốc có thể gây ra hoại tử trên vùng tiêm, nổi cục u và gây biến dạng vùng tiêm. Những loại filler không rõ nguồn gốc có thể dẫn tới vùng da được tiêm bị viêm nhiễm, có dấu hiệu đào thải xuất hiện trên da.
Biến chứng nghiêm trọng gây hoại tử mô do tắc mạch máu nhỏ trong chất làm đầy. Dù điều này rất hiếm nhưng khi nó xảy ra sẽ để lại sẹo vĩnh viễn trên da và gây biến dạng nguy hiểm. Vì vậy cần tìm bác sĩ có kinh nghiệm để thực hiện tiêm filler trên mặt. Bởi nếu không đủ hiểu về mạch máu, hành động tiêm filler sai có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Nếu không xử lý kịp thời, lấy filler ra thì sẽ dẫn tới tình trạng da bị tổn thương do viêm nhiễm, gây nguy cơ biến dạng, hoại tử da cực kỳ nguy hiểm.
Tác dụng phụ khi tiêm filler không rõ nguồn gốc gây nên nguy cơ khiến cấu trúc trên da thay đổi. Các chất dịch làm đầy bị chảy tràn, có tác động đến các bộ phận xung quanh khiến tình trạng da bị giãn cơ.
Thực tế có rất nhiều trường hợp tiêm filler để gương mặt trở nên căng bóng hơn. Nhưng sau thời gian ngắn vùng da được tiêm filler đã trở nên nhão và kém săn chắc hay chảy sệ.
Gần như tất cả các loại filler đã được kiểm định và cho phép lưu hành đều có nồng độ tương thích với cơ thể rất cao. Nhưng một số loại filler không rõ nguồn gốc, không kiểm chứng nguồn gốc rõ ràng thì những biến chứng có thể gặp phải ở mức độ nhẹ là dị ứng, nổi các mẩn đỏ trên da.
Tình trạng tác dụng phụ khi tiêm filler gây mẩn ứng, nổi đỏ nếu để lâu có thể gây ra các hiện tượng nặng như viêm nhiễm, chảy mủ, thậm chí còn gây hoại tử trên da.
Ngoài ra, khi cơ địa da quá nhạy cảm việc tiêm filler sẽ gây ra những phản ứng sưng phù, ngứa gây cảm giác khó chịu cho người tham gia tiêm filler. Đối với trường hợp này, bạn cần lập tức thông báo với bác sĩ thực hiện để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
Thông thường tác dụng phụ khi tiêm filler trên mặt này chỉ xảy ra khi bạn tìm sai địa chỉ để thực hiện phương pháp làm đẹp này. Nguồn gốc filler không rõ ràng có thể pha trộn, tạp nham gây nhiều hậu quả trực tiếp ảnh hưởng đến người thực hiện tiêm filler thẩm mỹ. Vì vậy đừng ham rẻ mà tìm đến những cơ sở không đủ uy tín để tiêm filler trên mặt.
Chất làm đầy để tạo hình thẩm mỹ nhưng không phải việc tạo hình thẩm mỹ nào cũng như mong đợi. Rất có thể sau khi tiêm filler thẩm mỹ lại làm gương mặt của bạn trở nên kém xinh hơn. Việc tiêm filler dựa trên nét đẹp có sẵn, vết tiêm kém thẩm mỹ không phải tác dụng phụ khi tiêm filler mà là hậu quả khi bác sĩ tiêm filler không có con mắt thẩm mỹ khiến mũi quá cao, cằm quá nhọn, mặt quá đầy,...
Để hạn chế tối đa các tác dụng phụ khi tiêm filler bạn cần lưu ý những điều dưới đây:
- Tìm bác sĩ giỏi chuyên môn để đảm bảo thủ thuật khi tiêm filler
- Tìm hiểu rõ chất filler mà mình tiêm, nguồn gốc rõ ràng
- Tác dụng phụ khi tiêm filler xảy ra tại các cơ sở không có giấy phép hay tiêm ở nhà
- Trao đổi ngay với bác sĩ khi tiêm filler sau đó có những triệu chứng bất thường hay không thoải mái
- Làm đúng theo yêu cầu của bác sĩ để việc phục hồi sau khi tiêm filler đạt hiệu quả nhất
- Không sử dụng các chất kích thích vì những chất này có thể gây hiện tượng kích ứng da khi tiêm filler
- Muốn không để tác dụng phụ khi tiêm filler trong thời gian đầu, khi filler mới được tiêm chưa cố định, hạn chế va đập, đối với người tiêm filler ở mũi nên hạn chế việc đeo kính.
Tiêm filler trên gương mặt để làm căng bóng da và tạo hình khiến gương mặt bạn trở nên hài hòa hơn. Vì vậy, hãy lựa chọn cho mình một địa chỉ tiêm filler uy tín, an toàn để thực hiện tiêm filler đạt được hiệu quả như mong đợi.