Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau gai cột sống

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc giảm đau gai cột sống
Sử dụng các loại thuốc để giảm đau do gai cột sống là phương pháp giảm đau được áp dụng rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc giảm đau gai cột sống, bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng phụ khác nhau do thuốc gây nên.

Ở bệnh nhân gai cột sống, đau đớn luôn là nỗi ám ảnh đối với mọi người bệnh bởi những cơn đau tăng dần, đau liên tục và kéo dài. Đau đớn khiến bệnh nhân suy giảm chất lượng sinh hoạt, hạn chế vận động,...

Vì vậy, làm thế nào để giảm đau gai cột sống là vấn đề được bệnh nhân gai cột sống đặc biệt quan tâm. Trong đó, phương pháp sử dụng các loại thuốc giảm đau gai cột sống là phương pháp giảm đau thường được lựa chọn và phổ biến nhất hiện nay.

Điều này là bởi các loại thuốc giảm đau gai cột sống đều có dạng bào chế rất dễ sử dụng (chủ yếu là dạng viên nén) và hiệu quả phát huy nhanh sau khi dùng, đồng thời chi phí cũng rất thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau gai cột sống khiến bệnh nhân có thể gặp nhiều tác dụng phụ khác nhau do thuốc gây nên.

Sau đây là tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm đau gai cột sống thường được sử dụng:

1. Thuốc giảm đau gai cột sống acetaminophen (paracetamol)

Thuốc giảm đau gai cột sống acetaminophen (paracetamol ) là loại thuốc giảm đau gai cột sống được sử dụng phổ biến hàng đầu hiện nay. Khi sử dụng thuốc với liều điều trị, thuốc rất ít gây các tác dụng phụ lên cơ thể người sử dụng, do vậy tạo sự cân bằng giữa hiệu quả giảm đau cho bệnh nhân và các tác dụng phụ gây nên.

Tuy nhiên, nếu sử dụng lượng lớn paracetamol để làm thuốc giảm đau gai cột sống, thuốc có thể gây hại lên tế bào gan, do paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan. Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng quá nhiều paracetamol quá nhiều có thể gây ngộ độ paracetamol, hoại tử tế bào gan đây là tình trạng cần được cấp cứu ngay nếu không có thể dẫn đến tử vong.

2. Thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid

Các thuốc kháng viêm giảm đau không Steroid cũng thường được dùng để làm thuốc giảm đau gai cột sống, những loại thuốc hay sử dụng có thể kể đến như ibuprofen, naprofen,... Thuốc có hiệu quả nhanh chóng và giảm đau rất tốt, tuy nhiên có thể gây nên nhiều tác dụng không mong muốn khác nhau.

Các tác dụng phụ phổ biên nhất do thuốc giảm đau gai cột sống nhóm kháng viêm giảm đau không Steroid là tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (viêm, loét ống tiêu hóa), hệ tiết niệu (viêm thận kẽ, suy thận cấp, tăng kali máu,...), hệ huyết học (chảy máu do ức chế tập kết tiểu cầu),...

Sự phối hợp các thuốc giảm đau gai cột sống nhóm kháng viêm giảm đau không Steroid không làm tăng hiệu quả giảm đau của thuốc mà chỉ làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ. Do vậy, chống chỉ định phối hợp các thuốc cùng nhóm kháng viêm giảm đau không Steroid để sử dụng cho bệnh nhân.

3. Thuốc tiêm Steroid ngoài màng cứng

Tiêm Steroids ngoài màng cứng cũng là một phương pháp giảm đau gai cột sống bằng thuốc có thể được sử dụng cho bệnh nhân. Mặc dù hiệu quả giảm đau của thuốc thể hiện nhanh chóng, thời gian tác dụng kéo dài,... tuy nhiên tiêm các loại thuốc giảm đau gai cột sống nhóm Steroid được chỉ định rất hạn chế vì thuốc gây nhiều tác dụng phụ.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra trên bệnh nhân tiêm thuốc giảm đau gai cột sống nhóm chứa Steroid kể đến như suy giảm miễn dịch cơ thể, tăng lượng đường máu, gây đục thủy tinh thể, viêm loét dạ dày tá tàng, viêm khớp hông nghiêm trọng,... Vì thế, bệnh nhân không được tiêm quá ba mũi Steroid để giảm đau trong 1 năm trên cùng một vị trí đau.

Qua đó có thể thấy rằng, dù đem lại hiệu quả giảm đau tốt và nhanh chóng nhưng các loại thuốc giảm đau gai cột sống có thể gây nên nhiều tác dụng phụ khác nhau. Do đó, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau gai cột sống khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.


Tác giả: QN