Xạ trị chữa ung thư thực quản là phương pháp điều trị ung thư thực quản được sử dụng rất phổ biến hiện nay trên lâm sàng. Phương pháp điều trị này dựa trên nguyên lý sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao từ các nguồn phóng xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể bệnh nhân.
Các tia xạ trong xạ trị chữa ung thư thực quản có thể được chiếu từ bên ngoài cơ thể sau đó xuyên thấu các mô trên cơ thể bệnh nhân để đến tiêu diệt các tế bào khối u, hoặc xuất phát từ nguồn phóng xạ được đưa vào sát vị trí khối u nhờ các ống nội soi.
Xạ trị chữa ung thư thực quản có thể được chỉ định sử dụng đơn độc hoặc kết hợp sử dụng với hóa trị liệu và phẫu thuật để đem lại hiệu quả điều trị cao hơn. Thông thường người ta hay chỉ định xạ trị chữa ung thư thực quản cho các trường hợp bệnh nhân không thể phẫu thuật, xạ trị thu nhỏ khối u trước phẫu thuật và xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.
Cùng với sự tiến bộ của y học, xạ trị chữa ung thư thực quản hiện nay đã an toàn hơn rất nhiều nhờ sự kiểm soát tia xạ tốt hơn trong quá trinh điều trị. Tuy nhiên khi sử dụng xạ trị chữa ung thư thực quản bệnh nhân vẫn có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ nhất định. Các tác dụng phụ của xạ trị chữa ung thư thực quản có thể kể đến như:
Mệt mỏi là tình trạng rất thường thấy ở bệnh nhân sau khi trải qua xạ trị chữa ung thư thực quản. Nguyên nhân của tình trạng này cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn được khẳng định, tuy nhiên người ta cho rằng xạ trị rất có thể là một trong các nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi của bệnh nhân.
Đối với các bệnh nhân sử dụng xạ trị chữa ung thư thực quản từ bên ngoài, vùng da nằm trên đường đi của tia xạ (chủ yếu là da vùng ngực) khi chúng vào cơ thể rất dễ bị tổn thương.
Biểu hiện tổn thương da do xạ trị chữa ung thư thực quản cũng rất đa dạng như đỏ da, cảm giác bỏng rát da, xạm da, ngứa, đôi khi có tróc da hay lở loét,...
Do tia xạ làm tổn thương các tuyến nước bọt trên cơ thể bệnh nhân, nên sau khi xạ trị chữa ung thư thực quản bệnh nhân có thể sẽ gặp phải tình trạng khô miệng do giảm tiết nước bọt hay tiết nước bọt quá nhiều do rối loại bài tiết.
Ngoài ra, do niêm mạc miệng, họng bị tổn thương vì xạ trị, bệnh nhân cũng dễ gặp phải tình trạng lở loét tại miệng, họng.
Tổn thương các cơ quan trên ống tiêu hóa như dạ dày, ruột trong quá trình xạ trị có thể gây nên một số tác dụng phụ sau xạ trị như cảm giác buồn nôn, nôn mửa hay các rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy,...).
Xạ trị chữa ung thư thực quản có thể làm giảm hàm lượng sulfactan trong phổi bệnh nhân, do vậy gây nên tình trạng thở ngắn và ho khan sau khi xạ trị. Trong một số trường hợp, tác dụng phụ trên phổi có thể nặng nề hơn gây nên tình trạng xơ phổi.
Trên đây là những kiến thức sơ lược về các tác dụng phụ do xạ trị chữa ung thư thực quả có thể gây nên cho bệnh nhân. Để hạn chế và giảm nhẹ các tác dụng phụ do xạ trị, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ cũng như có chế độ chăm sóc bệnh nhân hợp lí sau xạ trị.