Tác dụng phụ của thuốc chữa viêm phế quản và cách xử trí

Tác dụng phụ của thuốc chữa viêm phế quản và cách xử trí
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, từ thuốc được kê đơn, thuốc bán không toa, thảo dược, thực phẩm chức năng, viên bổ sung vitamin. Bài viết này cung cấp 6 tác dụng phụ của thuốc chữa viêm phế quản và xử lý tác dụng phụ của thuốc như thế nào là an toàn.

Viêm phế quản là tình trạng viêm của đường hô hấp trên. Các thuốc thường được sử dụng để điều trị bao gồm: thuốc giảm ho, thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc điều trị triệu chứng viêm long hô hấp trên (hắt hơi, sổ mũi). Các loại thuốc này ngoài tác dụng chữa bệnh, còn có nhiều tác dụng phụ của thuốc cần được lưu ý.

Tất cả các tác dụng phụ của thuốc chữa viêm phế quản đều được thông tin đến người tiêu dùng thông qua các tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Một vài tác dụng phụ của thuốc chỉ ở mức độ nhẹ, gây cảm giác khó chịu, đến những triệu chứng ở mức độ trung bình và nặng nhất là phản ứng phản vệ của thuốc có thể dẫn đến tử vong.

1. Phản ứng dị ứng

Đây là tác dụng phụ của thuốc thường gặp nhất, xảy ra với tất cả các thuốc kể cả thuốc chữa viêm phế quản. Triệu chứng nhẹ nhất là nổi mẩn đỏ ngứa, nặng hơn là phản ứng phản vệ: phù mặt, phù khí - phế quản, khó thở, mẩn ngứa lan khắp người.

Cách phòng ngừa và xử trí:

- Sử dụng thuốc kháng histamin. Đến ngay gặp bác sĩ nếu bạn vừa uống thuốc xong và xảy ra phản ứng dị ứng.

- Khi đã xác định là dị ứng với thuốc nào đó, bạn cần tránh sử dụng thuốc và các chế phẩm liên quan sau này. Phản ứng dị ứng lần 2 thường nặng nề hơn lần 1.

- Tốt nhất luôn mang theo trong người 1 tờ giấy ghi rõ tên loại thuốc bạn dị ứng, và đưa cho bác sĩ mỗi khi kê bất kì đơn thuốc gì.

2. Tiêu chảy

Là một trong các tác dụng phụ của thuốc chữa viêm phế quản. Ngoài ra các thuốc: trầm cảm, antacids có chứa magie, PPI (ức chế bơm proton) cũng có tác dụng phụ này.

Ảnh 2.

Tiêu chảy có thể là tác dụng phụ của thuốc chữa viêm phế quản (Ảnh: Internet)

Các xử trí tác dụng phụ của thuốc kháng sinh:

- Nếu thật sự tiêu chảy do kháng sinh, bác sĩ sẽ cho bạn bổ sung thêm men vi sinh. Tình trạng bệnh nặng khó kiểm soát sẽ ngưng và đổi kháng sinh khác.

- Có thể sử dụng các thuốc cầm tiêu chảy.

- Giảm liều kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

- Uống thật nhiều nước và bổ sung đầy đủ các khoáng chất tránh cơ thể mất nước.

3. Buồn ngủ, bần thần

Các nhóm thuốc như benzodiazepines, chống trầm cảm, kháng histamin thế hệ cũ, vài loại thuốc tim mạch, thuốc giãn cơ có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Trong bệnh lý viêm phế quản, thuốc kháng histamin có vai trò điều trị tình trạng viêm long hô hấp: hắt xì, chảy mũi, …

Cách xử trí tác dụng phụ của thuốc:

- Nếu cả ngày bạn gặp tác dụng phụ gây ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ để giảm liều hoặc chuyển sang thuốc khác.

- Không lái xe, không vận hành máy móc, hoặc thực hiện các công việc nguy hiểm khác

- Tránh sử dụng rượu.

4. Khô miệng là tác dụng phụ của thuốc chữa viêm phế quản

Thuốc chữa viêm phế quản có thể kèm các thuốc như kháng histamin, kháng viêm. Ngoài ra các thuốc: thuốc chống loạn nhịp, anticholinergics, điều trị mỡ máu cao, lợi tiểu, giãn mạch, thuốc chống loạn thần, thuốc trị bệnh Parkinson cũng có tác dụng phụ gây khô miệng.

Cách xử lý tác dụng phụ của thuốc chữa viêm phế quản trong trường hợp này:

- Giảm liều hoặc đổi thuốc

- Ăn thực phẩm chứa ít đường và ít acid

- Tránh sử dụng nước miệng chứa cồn

- Nhai chewing gum.

5. Đau đầu

Thuốc chữa viêm phế quản thường có paracetamol là một dẫn xuất của acetaminophen. Đau đầu là một trong những hiện tượng dội (rebound) khi sử dụng thuốc quá liều: acetaminophen, aspirin, NSAIDs, opioids.

Ảnh 5.

Đau đầu là một trong những hiện tượng dội (rebound) khi sử dụng thuốc quá liều (Ảnh: Internet)

Cách xử trí:

- Cần thông báo ngay với bác sĩ để có hưởng giải quyết thích hợp

- Nghỉ ngơi trong không gian yên tĩnh.

- Liệu pháp massage cũng giúp giảm đau đầu.

- Uống đủ nước, khoảng 3 lít mỗi ngày.

6. Chán ăn

Chữa viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn thường sử dụng kháng sinh. Một trong những tác dụng phụ của thuốc chữa viêm phế quản dạng kháng sinh nhóm cephalosporin và metronidazole là chán ăn.

Các xử trí tác dụng phụ của thuốc:

- Ăn thức ăn nhiều mà sắc và công thức khác nhau giúp kích thích thị giác.

- Sử dụng rau mùi, gia vị như hạn chế dùng quá nhiều đường hoặc muối.

Khi có bệnh dùng thuốc là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên bệnh nhân không được tự ý mua thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc luôn luôn có tác dụng chữa lành bệnh và tác dụng phụ không mong muốn. Trang bị đủ kiến thức về tác dụng phụ của thuốc và các cách xử trí cơ bản cực kì cần thiết, vừa giúp xử trí nhanh, kịp thời các phản ứng dị ứng nặng, vừa giúp bản thân giảm lo lắng khi gặp các triệu chứng không mong muốn.

Nguồn: https://www.drugs.com/article/drug-side-effects.html


Tác giả: Hồng Phượng